Người xưa có câu, "Làm tổn thương người khác đôi khi là không thể tránh khỏi, phòng vệ trước người khác cũng là điều cần thiết". Trong quá trình giao tiếp với mọi người, sự chân thành rất quan trọng, nhưng phòng bị cũng là điều không thể thiếu.
Người EQ cao thấu hiểu hết những điều này. Họ có tài giao tiếp, biết suy nghĩ cho người khác và cả cho mình một cách khéo léo, chính vì vậy họ biết gì nên và không nên nói, dù rằng đối phương thân quen với mình tới đâu.
Dưới đây là 7 điều người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ bô bô nói trước mặt người quen:
1. Không nói xấu gia đình mình trước mặt người ngoài
Hãy hạn chế kể chuyện xấu của gia đình ra ngoài. Trong thế giới người lớn, không có ai "ngốc" đến mức có thể giúp bạn giải quyết mâu thuẫn gia đình, cũng không ai sẽ cảm thông cho bạn chỉ vì những lời phàn nàn của bạn.
Ngược lại, nhiều người được gọi là "bạn bè" của bạn thực chất lại đang lén lút coi phiền não của bạn là chuyện vui, lôi chúng ra để làm chủ đề "trà dư tửu hậu". Bởi suy cho cùng, "mỗi gia đình đều có một cuốn sách Khải Huyền khó đọc, mỗi người đều có một bài hát khó hát".
2. Không để lộ điểm yếu, khuyết điểm của mình
Có câu nói: "Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm". Bản chất con người không thể chịu đựng được thử thách. Khi đối mặt với lợi ích, nó trở nên vô cùng yếu ớt.
Khi bộc lộ về bản thân, hãy giữ nguyên tắc nói 7 phần, giữ 3 phần, có như vậy bạn mới có thể bảo vệ bản thân khỏi những bất trắc không lường trước.
3. Không tiết lộ lý lịch gia đình một cách dễ dàng
Trong thế giới người lớn, lý lịch gia đình nên thuộc về sự riêng tư, không nên nói hết cho người ngoài. Hãy luôn nhớ rằng, người khác có thể muốn bạn tốt, nhưng họ không bao giờ muốn bạn tốt hơn họ. Bản chất của con người là "ghen tị khi bạn có, cười cợt khi bạn không có, chế giễu khi bạn nghèo, sợ hãi khi bạn giàu".
Hãy cố gắng tránh chủ đề này khi trò chuyện với bạn bè hoặc đồng nghiệp. Quá phô trương sẽ khiến người ta để ý đến bạn, quá kín đáo sẽ khiến người khác không thích bạn. Tốt nhất là làm một người "bí ẩn" vừa phải. Bảo vệ sự riêng tư của bạn chính là duy trì sự bình yên và phẩm giá của bạn.
4. Không lên mặt dạy đời, quyết định thay người khác
Không có sự đồng ý của người liên quan, những gì bạn coi là tốt bụng góp ý chẳng khác gì cố tình chõ mũi vào việc của người khác. Những lời bạn nghĩ rằng thẳng thắn từ trái tim có thể trở thành vũ khí làm tổn thương người khác.
Mọi thứ đều có nhân quả. Hãy cố gắng nói ít lại, chăm sóc bản thân tốt hơn. Đừng dễ dàng can thiệp vào cuộc đời của người khác. Đừng luôn là người hiểu mọi chuyện nhưng lại làm những việc khiến mình bối rối, chịu thiệt thòi mà không có lợi.
5. Không hứa hẹn một cách dễ dàng
Nếu bạn hứa hẹn điều gì với người khác, bạn sẽ phải cố gắng hoàn thành nó bằng mọi cách, bởi nếu kết quả không như mong đợi, người ta không chỉ không biết ơn bạn, mà còn không cảm nhận được nỗ lực của bạn. Vì vậy, đó là việc làm vô ích.
Người khác có thể cho rằng bạn chưa cố gắng hết sức. Tóm lại, nếu bạn đã hứa hẹn với ai đó mà không thực hiện được, họ sẽ mất lòng tin vào bạn. Hãy chỉ giúp đỡ người khác dựa theo khả năng của bản thân mà thôi.
6. Không khoe của quá mức và cũng không than nghèo kể khổ quá mức
Đừng khoe khoang sự giàu có của mình trước mặt người khác, thay vào đó là giữ thái độ khiêm tốn. Nếu lương của bạn là 40 triệu, bạn chỉ nên nói là 15 triệu. Nếu lương của bạn là 20 triệu, bạn chỉ nên nói là 5 triệu.
Bởi vì ghen tị là bản chất con người, trong mắt người thân quen, bạn có thể giỏi, nhưng không được phép quá giỏi. Họ có thể chấp nhận thành công của người lạ, nhưng rất khó chịu khi nhìn thấy sự xuất sắc của người thân thuộc với mình.
Thế nhưng, trước mặt người lạ, bạn không thể mơ hồ. Nếu lương 15 triệu, hãy nói là 40 triệu. Nếu lương 5 triệu, hãy nói là 20 triệu. Giữ thái độ khiêm tốn trước mặt người thân, bạn bè là để cân bằng tâm lý, tránh những hiểu lầm không đáng có. Khoe khoang trước mặt người ngoài là để giành được sự tôn trọng, tránh tình trạng bị coi thường.
7. Không mở miệng ra là than vãn
Ngôn ngữ là một thứ rất tinh thần và kỳ diệu. Nếu coi khó khăn là một loại virus thì ngôn ngữ tiêu cực chỉ làm tăng sự sinh sôi của virus, làm cho nó càng trở nên hoành hành mà thôi. Ngôn ngữ luôn ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, can thiệp vào mọi thứ bạn trải qua. Điều này có thể ảnh hưởng đến mọi quyết định bạn sẽ đưa ra tiếp theo.
Vì vậy, trong những thời điểm khó khăn, điều quan trọng hơn cả là thể hiện thái độ tích cực và lạc quan. Bạn càng nói những điều tích cực thì bạn càng có thêm năng lượng để vượt qua chính mình.
Hoặc