Bà Lâm năm nay 57 tuổi, với bà niềm khao khát nhất đó chính là có một cuộc sống nghỉ hưu bình yên với con cháu. Một lần sinh nhật cháu nội, bà muốn tạo bất ngờ nên âm thầm tới nhà con trai mà không báo trước. Sau khi ngồi 3 tiếng xe đường dài, cuối cùng bà đã tới nơi. Nhìn khung cảnh trước mắt, bà bất ngờ đến tột độ, chỉ biết ngậm ngùi đi về.
Mong muốn cuộc sống bình yên
Bà Lâm đã nghỉ hưu được 2 năm nay. Mỗi tháng bà có khoảng từ 1000 - 2000 NDT (tương đương 3,5 - 7 triệu VND) tiền lương hưu. Cuộc sống gia đình bà ngày ngày trôi qua khá yên bình, không phải quá lo lắng chuyện gì.
Bà Lâm và chồng mình có một người con trai. Lúc đầu hai người cũng hy vọng sau này về già có thể trông cậy vào con. Nhưng giờ đây, xã hội thay đổi, cũng làm cho quan niệm của hai người cũng phải khác đi.
Khi con trai kết hôn, hai vợ chồng bà lo đủ tiền để mua nhà cửa, xe cộ, sính lễ cho con. Sau khi có gia đình nhỏ của mình, thái độ của con trai, con dâu khiến bà cảm thấy không thoải mái.
Con dâu bà nhờ bố mẹ ruột chăm cháu, về chuyện này bà Lâm không có ý kiến. Tuy nhiên bà cảm thấy có chút bất lực. Cháu nội ra đời, bà cũng muốn chăm sóc cháu nhưng con dâu lại từ chối. Lúc đầu, bà bàn bạc với chồng luân phiên chăm cháu mà giờ đây kế hoạch phải bỏ dở.
Những năm tiếp theo vẫn là bố mẹ của con dâu chăm sóc cháu.
Năm ấy, bà Lâm vừa nghỉ hưu. Vì muốn có nhiều thời gian cạnh cháu nội nên đề xuất con dâu muốn được trông cháu. Trái với mong đợi của bà, con dâu không đồng ý. Việc này làm bà khá buồn lòng. Càng làm bà bất ngờ hơn là một sự việc trong một lần sang nhà con trai.
Định tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật cháu nội
Bố vợ của con trai được nghỉ hưu sớm và chuyển đến nhà vợ chồng con trai sống. Việc này không ai nói với bà. Bà cảm thấy con cái dần dần có khoảng cách với mình.
Mới đây, con trai chia sẻ việc dự định mua ô tô mới để gia đình đi lại thuận tiện hơn. Ngày sinh nhật cháu nội, bà dự định mang 100 triệu đồng tới nhà con trai để tặng con cháu, hỗ trợ mua ô tô. Bà không báo trước vì muốn tạo một bất ngờ cho cháu. Nhưng không ngờ, đến nhà con trai, bà Lâm rơi vào tình cảnh hết sức éo le. Đến nơi, bà phát hiện tất cả mọi người đều ra ngoài ăn mừng. Cảm giác khó chịu vì nghĩ mình là người dư thừa chiếm trọn tâm trí của. Thấy vậy, bà đành lủi thủi đi về.
Trên đường đi bà không ngừng tự hỏi bản thân mình, rốt cuộc bản thân đã sai ở đâu? Mình đã có thái độ không đúng đắn chỗ nào? Nhưng bà không tìm được lý do vì sao.
Tâm trạng của bà Lâm dần dần đi xuống. Cuộc sống sau khi về hưu không giống như bà tưởng tượng mà vướng mắc đầu những suy nghĩ ngổn ngang. Bà Lâm cần xem xét lại các mối quan hệ và tìm ra giải pháp khắc phục.
Hướng giải quyết vấn đề
Có lẽ gốc rễ vấn đề nằm ở giao tiếp và thấu hiểu.
Trong thâm tâm bà, những vấn đề này không có một đáp án đơn giản để giải quyết. Bà hy vọng có thể cùng các con, các cháu có mối quan hệ tốt. Thế nhưng, trong thực tế, bà càng cảm nhận sự xa cách trong mối quan hệ trong chính gia đình mình.
Nguồn gốc của vấn đề không phải là một mình bà Lý có thể giải quyết. Sự hình thành khoảng cách liên quan nhiều nguyên nhân khác nhau: xung đột giá trị, sự khác biệt trong lối sống và giao tiếp.
Những lúc này, muốn tháo gỡ vấn đề việc cần làm đó là lắng nghe suy nghĩ, cảm xúc của đối phương bằng tinh thần cởi mở.
Câu chuyện này phản ánh một câu hỏi thường gặp trong cuộc sống chúng ta: "Làm thế nào để xóa nhòa khoảng cách với người thân yêu?" Đầu tiên, cần phải tạo không gian cho mỗi người có thể nói chuyện thành thực với nhau, để mỗi người có thể biểu đạt được suy nghĩ của mình đồng thời tránh được hiểu lầm không đáng có. Tiếp theo, cần phải hiểu cách sống của mỗi cá nhân. Không nên vì khác biệt mà có những ý kiến tiêu cực. Cuối cùng, mỗi người cần phải có trách nhiệm duy trì các mối quan hệ.
Hoặc