Không ngủ trưa có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ không? Sau 50 tuổi, hãy nhớ "3 KHÔNG" khi nghỉ ngơi mỗi buổi trưa

18/08/2024 20:03

Thói quen này hóa ra có thể ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn so với suy nghĩ của nhiều người.

Ngủ trưa không đúng cách có thể rút ngắn tuổi thọ

Ngủ trưa tưởng như một thói quen lành mạnh lại có thể trở thành mối đe dọa cho sức khỏe nếu không thực hiện đúng cách, đặc biệt là đối với người trên 50 tuổi. Những sai lầm phổ biến này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.

Chú Lý, năm nay 60 tuổi, đã nghỉ hưu được hai năm và sống rất kỷ luật. Mỗi ngày sau khi ăn trưa, chú thường có thói quen nằm dài trên ghế sofa để chợp mắt vì tin rằng, không ngủ trưa sẽ để lại nhiều tác hại cho cơ thể. Thói quen này đã được duy trì suốt hơn một thập kỷ, từ khi chú còn đi làm cho đến khi nghỉ hưu. Giấc ngủ trưa trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chú.

Không ngủ trưa có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ không? Sau 50 tuổi, hãy nhớ

Ngủ trưa tưởng như một thói quen lành mạnh lại có thể trở thành mối đe dọa cho sức khỏe nếu không thực hiện đúng cách. Ảnh minh họa: Internet

Thường ngày, sau khi chợp mắt khoảng một đến hai giờ, chú Lý cảm thấy sảng khoái. Tuy nhiên, gần đây, mọi thứ đã thay đổi. Chú bắt đầu cảm thấy chóng mặt, chân tay yếu ớt, và thậm chí buồn nôn sau mỗi giấc ngủ ngắn. Ban đầu, chú nghĩ rằng tuổi già khiến sức khỏe suy giảm và không để tâm nhiều. Nhưng khi tình trạng này kéo dài, chú bắt đầu lo lắng.

"Chẳng lẽ suy nghĩ của mình đã sai? Liệu ngủ trưa hay không ngủ trưa mới tốt cho sức khỏe?", chú tự hỏi.

Con gái của chú Lý nhận thấy điều bất thường nên đã thuyết phục cha mình đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi được bác sĩ thăm khám và nghe chú Lý kể về thói quen sinh hoạt, bác sĩ kết luận rằng nguyên nhân của tình trạng này có thể là do chú đã ngủ trưa không đúng cách.

Bác sĩ đã khuyên chú Lý rằng: Không ngủ trưa có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng ngủ quá nhiều cũng ảnh hưởng không tốt, nên kiểm soát thời gian ngủ trưa chỉ trong khoảng 30 phút và tránh nằm ngủ ngay sau khi ăn.

Không ngủ trưa có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ không? Sau 50 tuổi, hãy nhớ

Nên kiểm soát thời gian ngủ trưa chỉ trong khoảng 30 phút và tránh nằm ngủ ngay sau khi ăn. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi trở về nhà, chú Lý đã quyết tâm thay đổi thói quen. Sau bữa trưa, chú ngồi thư giãn khoảng nửa giờ trước khi lên giường nghỉ ngơi và chỉ ngủ trưa trong vòng 30 phút. Dù ban đầu cảm thấy khó chịu, nhưng chỉ sau vài tháng, chú dần thích ứng và cảm thấy sức khỏe của mình đã cải thiện đáng kể. Giấc ngủ buổi tối trở nên sâu hơn và chú không còn mệt mỏi giữa ngày nữa.

3 điều cần tránh khi ngủ trưa

Ngủ trưa là một thói quen phổ biến mang lại nhiều lợi ích, nhưng đối với người cao tuổi, có những điều cần đặc biệt lưu ý để tránh gây hại cho sức khỏe.

Đừng ngủ quá lâu

Người cao tuổi thường tin rằng giấc ngủ trưa càng dài thì càng có lợi. Tuy nhiên, thực tế là ngủ trưa quá lâu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Giấc ngủ kéo dài làm chậm quá trình lưu thông máu, gây dao động huyết áp, điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai mắc bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp. Ngoài ra, giấc ngủ trưa quá dài cũng có thể ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ ban đêm, khiến người cao tuổi dễ bị mất ngủ và lo âu.

Nghiên cứu cho thấy rằng giấc ngủ trưa lý tưởng chỉ nên kéo dài từ 20 đến 30 phút. Với người trên 50 tuổi, việc giới hạn thời gian ngủ trưa dưới 30 phút là cần thiết để đảm bảo sức khỏe.

Không ngủ ngay sau khi ăn

Nhiều người lớn tuổi có thói quen nằm nghỉ ngay sau bữa ăn trưa, nhưng đây là một thói quen không tốt. Sau khi ăn, hệ tiêu hóa cần nhiều máu để hoạt động hiệu quả.

Không ngủ trưa có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ không? Sau 50 tuổi, hãy nhớ

Sau khi ăn, hệ tiêu hóa cần nhiều máu để hoạt động hiệu quả, tốt nhất không nên nằm xuống. Ảnh minh họa: Internet

Nằm xuống ngay lập tức có thể cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến chứng khó tiêu, trào ngược axit, và thậm chí là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, đi ngủ ngay sau bữa ăn còn làm tăng nguy cơ béo phì do thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ dễ dàng chuyển hóa thành mỡ. Để tránh những rủi ro này, người cao tuổi nên ngủ trưa sau khi ăn ít nhất 30 phút. Với những người có hệ tiêu hóa kém, thời gian này nên kéo dài hơn.

Đừng nằm sấp khi ngủ trưa

Nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng, có thói quen ngủ sấp trên bàn làm việc trong giờ nghỉ trưa. Mặc dù có vẻ tiện lợi nhưng tư thế này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực. Nằm sấp gây áp lực lên ngực, làm hạn chế hô hấp, có thể gây khó thở, thậm chí là tức ngực. Đối với người cao tuổi, ngủ sấp còn làm tăng thêm gánh nặng cho cột sống, dễ dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng.

Tư thế ngủ trưa đúng cách là nằm thẳng hoặc ngả lưng vào ghế, đảm bảo toàn bộ cơ thể được thư giãn. Điều này không chỉ giúp duy trì hơi thở êm dịu mà còn bảo vệ cột sống, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan.

Không ngủ trưa có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ không? Sau 50 tuổi, hãy nhớ

Nằm sấp gây áp lực lên ngực, làm hạn chế hô hấp, có thể gây khó thở, thậm chí là tức ngực. Ảnh minh họa: Internet

Ngủ trưa là một cách giúp phục hồi năng lượng rất tốt trong một ngày dài bận rộn. Tuy nhiên, đối với người trên 50 tuổi, cần phải lưu ý đến cách thức và thời gian ngủ trưa để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Giấc ngủ ngắn từ 20 đến 30 phút là lý tưởng, giúp tránh tình trạng mệt mỏi và duy trì năng lượng cho cả ngày.

*Nguồn: Sohu