Nền ẩm thực luôn chứa đựng những điều bất ngờ và thú vị, đôi khi một món ăn không phổ biến ở quê hương lại trở thành hiện tượng tại nước bạn. Điển hình như hai món ăn nổi bật: mì cay 7 cấp độ của Hàn Quốc tại Việt Nam và lẩu gỏi cuốn mang tên Việt Nam ở Hàn Quốc. Cả hai món này đều nổi tiếng tại nước ngoài, nhưng khi nhắc đến ở quê nhà, ít ai biết tới hoặc có cơ hội thưởng thức.
Mì cay Hàn Quốc 7 cấp độ -"cơn sốt" ẩm thực tại Việt NamKhoảng 8 - 9 năm trước, món mì cay 7 cấp độ của Hàn Quốc bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam và nhanh chóng trở thành một hiện tượng ẩm thực thu hút sự chú ý của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Với sợi mì to và dai hơn so với mì gói thông thường, cùng với nước dùng vị mặn ngọt hài hòa và độ cay “xé lưỡi”, món mì này đã nhanh chóng chiếm lĩnh các mặt trận ăn uống. Thậm chí, để đáp ứng nhu cầu của thực khách, các quán mỳ cay mọc lên như nấm và quán nào, quán nấy đều đông ngộp thở. Vào giờ cao điểm, ở những quán có tên tuổi, khách hàng thậm chí còn phải xếp hàng dài chờ đợi.
Mì cay 7 cấp độ từng tạo thành "cơn sốt" ẩm thực khiến giới trẻ Việt mê mẩn. (Ảnh: @thanhdi96, @micaykitachi)
Dù là một món ăn Hàn Quốc, nhưng mì cay 7 cấp độ đã tạo nên một cơn sốt chưa từng thấy tại Việt Nam, nhưng tại quê hương của nó là Hàn Quốc thì món ăn này chỉ là một món rất bình thường trong hàng ngàn biến tấu của mì cay. Thậm chí còn có người cho rằng ở Hàn Quốc chẳng mấy ai ăn mì cay 7 cấp độ như vậy cả.
Dễ nhận thấy, ngoài độ cay vô địch thì món mì này chẳng có gì đặc biệt khiến người ta có thể chết mê chết mệt như kimbap, canh kim chi hay bạch tuộc nướng... Thứ mì được dùng để nấu cho món mì cay đơn giản là loại mì ăn liền sợi to, dai được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ Hàn Quốc, có thể mua dễ dàng ở các siêu thị với giá khoảng 60 nghìn đồng cho 10 vắt. Nước dùng của mì cay Hàn Quốc không quá đặc biệt, chỉ nổi bật với hương vị chua chua cay cay tương tự như canh kim chi, nhưng lại không được ngọt và đậm đà như vậy. Các thứ nguyên liệu để làm nhân mì như bạch tuộc, tôm đồng, mực, thịt bò, xúc xích, bò viên, cá viên... Chất lượng tươi ngon tùy theo lựa chọn của nhà hàng, tuy nhiên rất khó để phân biệt liệu chúng có chất lượng cao hay không bởi vị giác của người ăn đã bị đánh gục bởi vị cay.
Tuy nhiên món ăn này ở Hàn Quốc lại không quá nổi bật. (Ảnh: @meonguyen2712, @maxresdefaut)
Nhìn tổng quan, một thố mì cay Hàn Quốc không khó để chế biến bởi công thức của món đồ ăn này rất đơn giản: Nước dùng chua vị kim chi, mì gói sợi to, nguyên liệu làm nhân có thể mua sẵn, một ít bắp cải tím, cà rốt xắt sợi và ớt Saga hoặc Sasin dưới dạng bột hay dạng sấy khô nguyên quả.
Lẩu gỏi cuốn - Món ăn gắn "mác" Việt Nam độc đáo tại Hàn QuốcTrong khi đó, tại Hàn Quốc, có một món ăn mang tên "lẩu gỏi cuốn" (tiếng Hàn là 베트남). Lẩu rất quen thuộc với người Việt, và gỏi cuốn cũng vậy. Nhưng lẩu gỏi cuốn thì quả thật là một món ăn rất... lạ.
Lẩu gỏi cuốn là món ăn được rất nhiều người Hàn yêu thích. (Ảnh: TikTok @thao.in.korea, @seonguk_vn)
Lẩu gỏi cuốn tại Hàn Quốc cho thực khách trải nghiệm giống như ăn lẩu với rất nhiều rau củ, nấm, thịt, hải sản và nhúng và nồi nước lẩu liên tục đun sôi trên bếp. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là sau đó, những món ăn sẽ được cuốn vào bánh tráng tương tự như gỏi cuốn rồi chấm vào nước chấm. Hiểu một cách đơn giản, món này giống như sự kết hợp giữa lẩu và gỏi cuốn vậy. Món ăn này được người Hàn cực ưa chuộng, khắp các hàng quán đâu đâu cũng thấy sự góp mặt của món lẩu gỏi cuốn này. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù được gắn "mác" Việt Nam thế nhưng món ăn này dường như với người Việt lại như mới gặp lần đầu tiên.
Sau khi nhúng xong, người ta sẽ cuốn vào bánh đa rồi chấm vào nước chấm, tương tự như khi ăn các món cuốn, gỏi cuốn của Việt Nam (Nguồn: TikTok @thao.in.korea)
Tại Việt Nam cũng có món ăn tương tự như vậy có tên là bò nhúng giấm, tuy nhiên các nguyên liệu thì khác món lẩu này. Được biết, đây là một biến tấu của người Hàn Quốc từ các món ăn Việt Nam sao cho hợp với khẩu vị của đại đa số người Hàn. Ngoài ra hiện nay người Hàn còn có thêm một cách ăn khác chính là họ nhúng trực tiếp bánh tráng vào nước lẩu, sau đó gắp cả bánh tráng cùng các topping trong nồi lẩu và chấm đẫm nước chấm. Vị ngọt của nước lẩu cùng bánh tráng mềm, ăn rất đưa miệng.
Người Hàn còn có thêm kiểu ăn mới nữa chính là nhúng miếng bánh tráng vào nồi lẩu, đặt các topping thịt, rau củ bên trên bánh tráng, gắp tất cả rồi chấm cùng nước sốt và thưởng thức. (Ảnh: @jovvy.busan)
Hai món ăn này không chỉ mang lại sự mới lạ mà còn kết hợp được các yếu tố ẩm thực của nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này cho thấy sự giao thoa và sáng tạo trong ẩm thực không chỉ dừng lại ở việc biến tấu hương vị cho phù hợp mà còn ở cách thức và nơi mà chúng được đón nhận.
Hoặc