7 tháng đầu năm đã có 174 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với với khối lượng 161.500 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ. Ảnh: Nam Khánh. |
Số liệu công bố của Bộ Tài chính cho biết trong tháng 7, tại thị trường sơ cấp có 56 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công với khối lượng 45.000 tỷ đồng. Con số này giảm 15% so với tháng trước nhưng tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, các tổ chức tín dụng tiếp tục là nhóm phát hành nhiều nhất thị trường với 35.100 tỷ đồng (chiếm 78% khối lượng phát hành). Theo sau là nhóm doanh nghiệp bất động sản với khối lượng phát hành trong tháng đạt 5.500 tỷ đồng (12%); các doanh nghiệp lĩnh vực còn lại phát hành khoảng 4.400 tỷ đồng (10%).
Trong tháng 7, số lượng trái phiếu có điều khoản bảo đảm chỉ chiếm 14% khối lượng phát hành, tương đương 6.300 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản có điều khoản bảo đảm lên tới 87%, trong khi trái phiếu của các ngân hàng lại không có tài sản đảm bảo.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, Bộ Tài chính cho biết đã có 174 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công với khối lượng 161.500 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ.
Trong số này, các tổ chức tín dụng phát hành hơn 109.000 tỷ đồng (chiếm 67% khối lượng phát hành). Doanh nghiệp bất động sản phát hành gần 38.700 tỷ đồng (chiếm 24%) và các doanh nghiệp lĩnh vực còn lại phát hành 13.800 tỷ đồng (chiếm 9%).
Đáng chú ý, chỉ có 15% khối lượng phát hành (khoảng 24.000 tỷ đồng) là trái phiếu có tài sản bảo đảm, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản.
Cũng trong 7 tháng qua, khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn của các doanh nghiệp là 88.800 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, báo cáo của công ty xếp hạng tín nhiệm đầu tư Vis Ratings ước tính trong tháng 7 có khoảng 60% trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có nguy không trả được nợ gốc đúng hạn, giá trị khoảng 5.400 tỷ đồng.
Trong đó, 5.200 tỷ đồng trái phiếu rủi ro do các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng và bất động sản dân cư phát hành như Novaland, Nam Land, Big Gain, Đại Thịnh Phát và Kita Invest.
Còn tại thị trường thứ cấp, theo thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong 7 tháng đầu năm, tổng giá trị giao dịch trái phiếu đã đạt gần 567.000 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 4.049 tỷ đồng/phiên.
Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách.
Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/doanh-nghiep-mua-lai-truoc-han-gan-90000-ty-dong-trai-phieu-a207423.html