Theo ghi nhận mới nhất, giá cà phê trên thị trường thế giới bất ngờ tăng mạnh. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 9/2024 được ghi nhận tại mức 4.584 USD/tấn, tăng 5,96%; giá cà phê arabica giao tháng 9/2024 tại New York ở mức 246,05 UScent/pound sau khi tăng 5,13%.
Giá cà phê toàn cầu được theo dõi và tổng hợp bởi ICO (I-CIP) đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng 7, với bình quân 236,5 US cent/pound, tăng 4,3% so với tháng trước và tăng tới 48,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ICO, giá cà phê thế giới đã đạt đỉnh ở mức 251,7 US cent/pound vào ngày 9/7 trong bối cảnh áp lực tăng giá trên thị trường vẫn được duy trì, không chỉ do thặng dư nhỏ chỉ 1 triệu bao trong niên vụ 2023-2024, mà còn vì cán cân cung cầu trong 10 năm qua ghi nhận mức thâm hụt 1,9 triệu bao của sản xuất so với nhu cầu.
Tuy nhiên, tin tức về khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và sương giá tan ở các vùng sản xuất chính của Brazil đã khiến giá cà phê toàn cầu hạ nhiệt trong phần còn lại của tháng 7.
Xét theo chủng loại, Robusta tiếp tục nhóm cà phê có giá tăng mạnh nhất trong tháng vừa qua khi tăng 5,1% so với tháng trước, lên mức bình quân 214,7 US cent/pound.
Giá cà phê Arabica từ Brazil cũng tăng 4,6%, lên 239,7 US cent/pound. Tương tự, giá cà phê arabica từ Colombia và arabica khác tăng lần lượt 3% và 3,5%, đạt 257,8 US cent/pound và 257,1 US cent/pound.
Trên thị trường kỳ hạn London, giá cà phê Robusta tại sàn ICE tăng 6,1% và đạt 193,9 US cent/pound, mức cao nhất kể từ tháng 6/1977. Còn trên thị trường kỳ hạn New York, giá cà phê Arabica tăng 3,6%, lên 234,6 US cent/pound. Do đó, chênh lệch giá cà phê giữa hai sàn giao dịch giảm 6,7%, xuống còn 40,7 US cent/pound trong tháng 7.
Tính đến cuối tháng 7, tồn kho cà phê robusta được chứng nhận trên sàn giao dịch London tiếp tục tăng nhẹ 1,7% so với tháng trước, lên gần 1 triệu bao (loại 60 kg/bao). Dự trữ cà phê arabica tăng 0,9% lên 0,87 triệu bao.
Giá hồ tiêu tăng giảm không đồng nhấtGhi nhận mới nhất, giá tiêu hôm nay điều chỉnh 500 đồng/kg ở một vài nơi. Cụ thể, sau khi tăng 500 đồng/kg, thương lái tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang thu mua hồ tiêu với giá 141.500 đồng/kg. Ngược lại, tỉnh Đồng Nai giảm 500 đồng/kg về mức 141.000 đồng/kg - ngang với tỉnh Bình Phước. Các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông tiếp tục neo ở mốc 142.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá giao dịch tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 0,3%, giá thu mua tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 11/8; giá thu mua tiêu trắng Muntok giảm 4,4% và giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có thay đổi mới.
Quý II/2024, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa liên tục tăng, ghi nhận mức cao kỷ lục mới. Theo đó, giá hạt tiêu trong nước đã tăng khoảng 93% so với đầu năm và gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng tăng giá tiếp tục diễn ra trong tháng 7/2024 do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung hạn chế.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), mức tăng giá hạt tiêu tại thị trường nội địa không như kỳ vọng do nhu cầu thấp từ thị trường Trung Quốc. Hiện giá hạt tiêu tại thị trường Trung Quốc đang thấp hơn giá tại Việt Nam có thể là nguyên nhân chính của việc hạn chế nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam.
Giá cao su tăng nhẹTại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,15% lên mức 331 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h ngày 13/8 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,03% ở mức 14.595 Nhân dân tệ/tấn.
Trong quý II/2024, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước tăng theo xu hướng tăng của thị trường thế giới. Động lực chính giúp giá cao su trong nước tăng chủ yếu từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su tự nhiên, đặc biệt là từ hai quốc gia Thái Lan và Indonesia.
Tuy nhiên, giá giá mủ cao su nguyên liệu có xu hướng giảm trở lại kể từ cuối quý II/2024 đến nay do lo ngại ngại nhu cầu của thị trường Trung Quốc chậm lại.
Trong tháng 7/2024, giá mủ chén và mủ nước tại các tỉnh, thành phố trên cả nước giảm so với tháng trước. Tại một số công ty cao su, hiện giá thu mua mủ cao su nguyên liệu duy trì quanh mức 345 - 390 đồng/TSC.
Giá lúa gạo điều chỉnh tăng nhẹThị trường gạo tại các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay nhìn chung nhu cầu mua gạo khá, nông dân chào giá cao vì nguồn còn ít.
Cụ thể, tại Cần Thơ nhu cầu hỏi mua lúa Thu Đông nhiều, giá có xu hướng tăng. Tại Long An nhu cầu hỏi mua gạo khá, giao dịch ổn định. Tại Kiên Giang, nông dân chào giá tăng nhẹ, thương lái hỏi mua đều, giá tăng nhẹ.
Với mặt hàng gạo, giá gạo ghi nhận tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu giữ ở mức 11.550 - 11.650 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 13.600 - 13.700 đồng/kg, tăng 50 - 100 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 30.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm Thái hạt dài 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 20.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, ghi nhận tại các địa phương nguồn về ít, nông dân chào giá cao, nhu cầu hỏi mua khá.
Tại Cần Thơ nhu cầu hỏi mua lúa khá, nông dân chào giá tăng nhẹ. Tại Kiên Giang, nông dân chào giá tăng, thương lái hỏi mua đều, giao dịch khá. Tại Long An, giao dịch lúa tương đối nhiều, nông dân chào giá tăng nhẹ. Tại Sóc Trăng, giá lúa các loại bình ổn, nhu cầu mua ổn định.
Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá dao động quanh mốc 6.900 - 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.400 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ở mức 7.000 - 7.200 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.650 - 7.800 đồng/kg; lúa OM 380 dao động trong khoảng 6.800 - 7.100 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nàng Hoa giá 6.900 - 7.000 đồng/kg, và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Cũng theo đó, thị trường nếp ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp IR 4625 (tươi) 7.500 - 7.800 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An (tươi) 7.400 - 7.600 đồng/kg. Nếp An Giang (tươi) 7.000 - 7.200 đồng/kg, đi ngang so với ngày hôm qua.
Mặt hàng phụ phẩm hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện, giá tấm OM 5451 giữ ở mức 9.400 - 9.500 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg; giá cám khô duy trì ổn định giữ ở mức 7.250 - 7.350 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 435 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm giữ vững ở mức 562 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 525 USD/tấn.
Giá mít non tăng cao
Mít lá bàng được thu mua giá cao hơn các giống mít khác vì mít lá bàng nhiều thịt nên gọt đỡ mất công hơn. Giá mít non đôi khi còn cao hơn là mít chín.
Hơn nữa, mít non thu lúc nào cũng có thương lái tới mua, không sợ ế. Nhiều cây mít sai quả, nhà vườn cũng phải cắt bớt đi để cây tập trung nuôi những quả chính. Tùy vào từng cây, nhà vườn sẽ để số lượng quả phù hợp để chăm sóc cho chúng đến khi chín. Giá mít non hiện được nhiều thương lái thu mua ở mức 7.000 đồng/kg.
Những quả mít non này sẽ bán cho các nhà hàng, quán ăn để làm các món ăn như nhút hay gỏi… Theo tìm hiểu, mít non có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như gỏi mít non tôm thịt, mít non kho chay, mít non xào thịt, mít non muối chua hay canh mít non.
Không chỉ là nguyên liệu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, các món ăn có mít non còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
KHÁNH LINH (t/h)
Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/gia-nong-san-138-mit-non-tang-cao-ho-tieu-dieu-chinh-trai-chieu-a207795.html