Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có văn bản đề nghị của Ban quản trị, chủ đầu tư chuyển phần kinh phí bảo trì và lãi phát sinh sang tài khoản do Ban quản trị chung cư lập. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Khoản 2, điều 153 Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ 1/8 quy định sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư (Ban quản trị), Ban quản trị phải có trách nhiệm mở tài khoản tại ngân hàng để quản lý kinh phí bảo trì và có văn bản đề nghị chủ đầu tư dự án bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có văn bản đề nghị của Ban quản trị, chủ đầu tư và Ban quản trị phải thống nhất quyết toán số liệu phí bảo trì để làm cơ sở bàn giao kinh phí theo quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Căn cứ vào số liệu quyết toán, chủ đầu tư chuyển phần kinh phí bảo trì và lãi phát sinh sang tài khoản do Ban quản trị chung cư lập.
Nếu chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì chung cư thì Ban quản trị đề nghị UBND cấp huyện nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị, UBND cấp huyện phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì cho Ban quản trị.
Trong thời hạn 10 ngày tiếp theo kể từ ngày có văn bản của UBND cấp huyện, nếu chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì, UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị.
Trong quá trình cưỡng chế bàn giao phí bảo trì, nếu phát hiện chủ đầu tư có dấu hiệu tội phạm thì UBND cấp huyện kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét xử lý.
Về trình tự, thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, Nghị định 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định có 3 trường hợp.
Cụ thể, nếu người mua, thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư và chủ đầu tư đã nộp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung vào cùng một tài khoản của chủ đầu tư trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực, hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày UBND cấp huyện có văn bản yêu cầu mà chủ đầu tư vẫn không bàn giao phí bảo trì, UBND huyện sẽ thực hiện các bước cưỡng chế phí bảo trì từ tài khoản chung của chủ đầu tư.
Trường hợp người mua chung cư nộp phí bảo trì vào tài khoản, nhưng sau khi hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày UBND cấp huyện có văn bản yêu cầu, chủ đầu tư vẫn không bàn giao kinh phí bảo trì thì UBND huyện sẽ thực hiện các bước cưỡng chế từ tài khoản kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đã lập.
Nghị định cũng nêu rõ nếu chủ đầu tư chưa nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo trì thì sẽ thực hiện cưỡng chế trích tiền từ tài khoản kinh doanh của chủ đầu tư.
Sau khi cưỡng chế tài khoản kinh doanh của chủ đầu tư mà Ban quản trị vẫn chưa nhận đủ phí bảo trì thì UBND huyện sẽ cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản của chủ đầu tư để thu hồi kinh phí bảo trì nhà chung cư.
Theo đó, UBND huyện sẽ kê biên và bán đấu giá tài sản có giá trị tương đương với số kinh phí bảo trì phải thu hồi. Sau khi trừ chi phí, phần tiền còn lại từ bán đấu giá sẽ được trả lại cho chủ đầu tư trong vòng 30 ngày.
Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/ke-bien-tai-san-chu-dau-tu-neu-khong-ban-giao-phi-bao-tri-chung-cu-a208219.html