Đã là học sinh thì chắc hẳn các bạn sẽ không còn quá xa lạ với tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Tắt đèn gồm 26 chương, trong đó chương XVIII của tác phẩm đã được đưa vào chương trình Ngữ văn 8 tập 1 do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành theo chương trình giáo dục 2008 với tựa đề Tức nước vỡ bờ.
Nổi bật nhất trong tác phẩm đó chính là nhân vật chị Dậu. Chị Dậu khổ như thế nào thì học xong tác phẩm này chắc hẳn ai cũng biết, nhưng tên thật của chị Dậu là gì thì không phải ai cũng để ý. Có thể bạn không tin nhưng câu hỏi này còn từng xuất hiện trong chương trình Ai là triệu phú đấy.
Cụ thể, câu hỏi như sau: "Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có tên thật là gì?"
Chương trình đưa ra 4 đáp án:
A. Lê Thị Đào
B. Lê Thị Mai
C. Lê Thị Xuân
D. Lê Thị Lan.
Mọi người đều gọi chị Dậu bằng tên của chồng chị, chứ mấy ai nhớ được tên thật của chị. Tuy nhiên, tên thật của chị chính là Lê Thị Đào nhé!
Quả thực, câu hỏi này làm khó nhiều người, ngay kể cả học sinh giỏi Văn, nếu không để ý kỹ cũng có thể trả lời sai đáp án này.
Còn bạn, bạn có biết tên thật của chị Dậu không?
Theo Sách giáo khoa lớp 8, tập 1 Chương trình 2008, Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng.
Sau Cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Tắt Đèn (1939), Lều Chõng (1940) ; các phóng sự Tập Án Cái Đình (1939), Việc Làng (1940),..