Bí đỏ đang vào mùa, dù tốt đến mấy nhóm người này nhất định không nên ăn kẻo tự hại mình

Bí đỏ (hay còn gọi là bí ngô) được ví như thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ăn bí đỏ không đúng cách lại có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt với người mang sẵn bệnh trong người.

Bí đỏ rất giàu các vitamin và khoáng chất như vitamin A, chất xơ, kali, phốt pho tốt cho hệ miễn dịch, giúp giảm sưng tấy và nuôi dưỡng dạ dày đồng thời kiểm soát tốt lượng đường trong máu và bảo vệ tim mạch.

Tuy nhiên, nếu thuộc 8 nhóm người dưới đây, bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn bí đỏ, trừ khi nhận được hướng dẫn khác của bác sĩ:

1. Bệnh nhân bị tăng huyết áp

Trong 100 gam bí đỏ chưa chế biến có chứa khoảng 1mg natri. Bệnh nhân đang bị cao huyết áp hoặc cần phải hạn chế lượng muối tiêu thụ hàng ngày nếu ăn quá nhiều bí đỏ có thể gây tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

Do vậy, người bị cao huyết áp nên ăn bí đỏ ở mức độ vừa phải, đồng thời chú ý kiểm soát lượng muối thêm vào khi chế biến bí đỏ.

Bí đỏ đang vào mùa, dù tốt đến mấy nhóm người này nhất định không nên ăn kẻo tự hại mình- Ảnh 1.

Ảnh: The Spruce Eats

2. Bệnh nhân tiểu đường

GI (Glycemic Index) và GL (Glycemic Load) là hai chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một thực phẩm đến đường huyết của bạn khi ăn. Theo đó, bí đỏ có chỉ số GI cao ở mức 75 trong khi GL ở mức 3.

Ăn bí đỏ có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao nếu ăn quá nhiều. Nếu muốn thêm bí đỏ vào chế độ ăn hàng ngày, nên ăn ít và giảm các thực phẩm có chứa đường khác sau đó.

3. Người có thể trạng dễ nóng trong

Người dễ bị nóng trong khi ăn bí ngô dễ khiến các triệu chứng như khô đắng miệng, nước tiểu vàng, bí đại tiện tăng lên do hàm lượng tinh bột trong bí ngô cao dẫn tới tăng gánh nặng điều hòa của cơ thể.

Nếu có thể trạng dễ bốc hỏa, nóng trong, tốt nhất hãy ăn càng ít bí ngô càng tốt, đặc biệt là những người có các triệu chứng rõ ràng (lưỡi xỉn màu, mẩn ngứa, mụn nhọt, hơi thở có mùi hôi,...) hoặc đang dùng thuốc điều hòa cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.

Thay vào đó, nên thay bằng các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, tiêu ẩm như đậu xanh, bí đao, lúa mạch,...

Bí đỏ đang vào mùa, dù tốt đến mấy nhóm người này nhất định không nên ăn kẻo tự hại mình- Ảnh 2.

Ảnh: Fine Dining Lovers

4. Người bị bệnh vàng da

Bí đỏ rất giàu beta-carotene. Ăn quá nhiều bí đỏ sẽ dễ dẫn tới sự tích tụ beta-carotene trong tích trữ trong các mô mỡ dưới da, dẫn đến hiện tượng vàng da, khiến da đổi màu vàng chanh. Mặc dù hiện tượng này không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng với người mắc bệnh vàng da lại khác.

Ăn nhiều bí đỏ ảnh hưởng tới việc đánh giá mức độ các triệu chứng hoặc khó khăn trong phát hiện những bất thường của bệnh có liên quan.

5. Người bị dị ứng

Bí đỏ giàu protein được ví như một con dao hai lưỡi bởi đây vừa là một nguồn dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe nhưng đồng thời có thể là nguồn gây dị ứng cho những người có cơ địa nhạy cảm.

Dị ứng bí đỏ có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, mề đay, sưng nề niêm mạc họng hay môi, lưỡi. Tốt nhất nên dừng ăn và thăm khám bác sĩ sớm.

Bí đỏ đang vào mùa, dù tốt đến mấy nhóm người này nhất định không nên ăn kẻo tự hại mình- Ảnh 3.

Ảnh: Mediterranean Living

6. Người đang sử dụng các loại thuốc như lithium

Bí đỏ được coi là một loại thuốc lợi tiểu nhẹ, có nghĩa là ăn nhiều bí ngô có thể làm tăng lượng nước và muối mà cơ thể thải ra qua nước tiểu. Vì thế mà những người đang dùng thuốc như lithium cần thận trọng và nói chuyện với bác sĩ để nhận được hướng dẫn, tránh gây ra các tương tác thuốc nghiêm trọng.

7. Người đang có các tình trạng về thận hay thuốc ảnh hưởng tới thận

Bí đỏ có hàm lượng kali cao, chứa tới 564 miligam kali trong một khẩu phần. Bổ sung quá nhiều kali có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng gọi là tăng kali huyết. Tăng kali huyết có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, yếu cơ, tê ngứa ran và có thể đe dọa tính mạng khi xảy ra đột ngột.

Vì thế mà những người đang gặp các vấn đề về thận và dùng thuốc ngăn thận loại bỏ kali đúng cách có thể khiến bạn bị tăng kali huyết. Thăm khám bác sĩ ngay nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, khó thở, đau ngực, buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn bí đỏ, đây có thể là triệu chứng của tình trạng tăng kali máu đột ngột.

Bí đỏ đang vào mùa, dù tốt đến mấy nhóm người này nhất định không nên ăn kẻo tự hại mình- Ảnh 4.

Ảnh: Foodal

8. Người đang bị rối loạn tiêu hóa

Người đang bị rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi không nên ăn bí đỏ vì dễ khiến tình trạng đầy bụng nghiêm trọng hơn do bí đỏ giàu chất xơ. Ăn quá nhiều chất xơ có thể khiến các vấn đề tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, bí đỏ kỵ với thịt cừu, cần tây, cua, rau bina, dưa chuột. Khi ăn bí đỏ nên tránh kết hợp cùng các thực phẩm này, nếu kết hợp cùng có thể gây giảm giá trị dinh dưỡng hoặc các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe khác.

Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/bi-do-dang-vao-mua-du-tot-den-may-nhom-nguoi-nay-nhat-dinh-khong-nen-an-keo-tu-hai-minh-a209351.html