Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi

Những năm qua, huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã trở thành điểm tựa vững chắc của ngư dân đánh bắt xa bờ. Những con tàu neo đậu, khu nhà tránh bão, những bệnh xá thắm tình quân dân... đã trở thành “địa chỉ đỏ” để ngư dân ghé vào khi gặp khó khăn trong những ngày lênh đênh trên biển.

Những năm qua, huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã trở thành điểm tựa vững chắc của ngư dân đánh bắt xa bờ. Những con tàu neo đậu, khu nhà tránh bão, những bệnh xá thắm tình quân dân... đã trở thành "địa chỉ đỏ" để ngư dân ghé vào khi gặp khó khăn trong những ngày lênh đênh trên biển.

Vươn khơi, nuôi sống gia đình

Đợt áp thấp nhiệt đới đầu tháng Bảy trên biển Đông khiến nhiều tàu thuyền đi đánh bắt dài ngày ở quần đảo Trường Sa đã lui về đất liền trú ẩn. Ngư dân Đỗ Thạnh (sinh năm 1970, ngụ phường Đức Thắng, Tp.Phan Thiết) là một trong số đó.

Chuyến đánh bắt dài 15 ngày ở đảo Đá Lát vừa qua với anh Thạnh đó là một bài toán cân não. Theo lời kể của anh Thạnh, khi đi biển phải canh gió, tính chi phí, rồi biển êm mới đánh bắt được nhiều cá... 

Thời điểm ấy, giá dầu tăng cao, nhiều tàu thuyền ở Phan Thiết và nhiều nơi không ra khơi nhưng anh Thạnh cùng 5 thuyền viên quyết nhổ neo. Con tàu dài khoảng 16m với công suất 730 CV vượt trăm hải lý ra quần đảo Trường Sa câu khơi. 

Cùng lúc đó, một số thuyền bạn khác ở Phú Quý cũng ra khơi cùng tàu cá với anh Thạnh. Trước khi ra khơi, anh Thạnh chuẩn bị kỹ lưỡng từ lương thực, dầu, đá, kiểm tra máy giám sát hành trình… đảm bảo cho chuyến vươn khơi suôn sẻ.

Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi- Ảnh 1.

Anh Đỗ Thạnh gỡ dây neo, lên thúng để di chuyển qua tàu cá đang neo đậu ở phường Phú Trinh, Tp.Phan Thiết.

Sau 2 ngày 2 đêm lênh đênh trên biển, tàu cá của anh Thạnh, cùng các tàu cá khác đã ra vùng biển Trường Sa, mỗi tàu chia ra đánh bắt quanh các đảo xa nhưng vẫn bảo đảm khoảng cách để có thể liên lạc, hỗ trợ nhau, nhất là khi động cơ máy móc hư hỏng, khi cần thiết để nhận và truyền tin báo về đất liền.

Chuyến đi ấy, ngư dân Đỗ Thạnh câu quanh đảo Đá Lát, thu về 5 tạ cá và bán được khoảng 25 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi lao động được chia 5 triệu đồng.

Với số tiền lời ấy của chuyến biển, lần nữa khẳng định thêm kinh nghiệm của ngư dân Đỗ Thạnh đã có nhiều năm đi đánh bắt ở quần đảo Trường Sa. 

Vùng biển Trường Sa là nơi nuôi sống gia đình anh. Anh Thạnh đi biển từ năm 18 tuổi. Đến năm 2005 khi tích góp được vốn anh mạnh dạn đóng thuyền để đi đánh bắt ngoài Trường Sa.

Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi- Ảnh 2.

Anh Đỗ Thạnh (bên trái) trao đổi câu chuyện ra khơi với PV (bên phải).

Để thực hiện giấc mơ vươn đến vùng biển xa này, anh vay mượn đóng thuyền to, sắm máy lớn. Kết quả, nhiều năm trước anh là chủ 2 con tàu dài 15-16m, công suất 450-730CV. Từ đó đến nay, mỗi năm anh đi 6 - 7 chuyến đánh bắt ở quần đảo Trường Sa, mỗi chuyến dài hơn 1 tháng hoặc 15 ngày, tùy thời tiết nhưng tính ra, thời gian anh ở ngoài biển khơi nhiều hơn ở nhà. Chính bề dày nhiều năm đi biển nên anh đã rong ruổi trên các đảo xa.

"Cái khó khăn nhất hiện nay đối với ngư dân như chúng tôi mỗi khi ra khơi là tiền mua tổn (lương thực, nhiên liệu, thuốc men…) đi biển. Tàu cá của tôi cũng được Nhà nước hỗ trợ tiền dầu đánh bắt xa bờ theo Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên đã giúp chúng tôi vững tin hơn khi đưa tàu đi đánh bắt ở vùng biển xa thuộc chủ quyền của Việt Nam", anh Thạnh bộc bạch.

Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi- Ảnh 3.

Anh Lê Phước chia sẻ câu chuyện đi biển với PV vào những ngày biển động không được ra khơi.

Anh Lê Phước (SN 1977, ngụ phường Đức Thắng, Tp.Phan Thiết) là ngư dân cho biết, tàu cá được đóng mới với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Hơn 30 năm bám biển, đây là con tàu thứ 3 của anh. Một chuyến đi biển, tàu của anh thường có 6 lao động. "Tàu chúng tôi đi đánh bắt ở giàn khoan Vũng Tàu với 60 hải lý, dự kiến chuyến biển này đi khoảng 15 ngày", anh Phước chia sẻ.

Vừa qua, anh Phước cho tàu cá về bờ sau chuyến đánh bắt dài ngày trên biển bằng lưới rê, thu về hơn 1,5 tấn cá và được thương lái thu mua hết ngay khi tàu cập cảng cá ở Vũng Tàu. Điều này là động lực lớn để anh và các ngư dân chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo.

Để ngư dân vững tin bám biển

Địa bàn phường Phú Tài (Tp.Phan Thiết) là một trong những địa phương trong tỉnh Bình Thuận có số lượng người dân, tàu thuyền đánh bắt cá, hải sản khá đông. 

Ông Võ Lê Chương, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Tài cho biết, để gắn kết các tổ hoạt động khai thác trên biển, cùng nhau phát triển kinh tế biển, UBND phường đã thành lập được 5 tổ đoàn kết khai thác hải sản 45 tàu thuyền 259 lao động. 

Các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển được thành lập có ít nhất từ 3 tàu tham gia. Trong đó mỗi tổ hình thành dựa trên 4 tiêu chí cơ bản: cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú. Định kỳ hàng tháng, sau mỗi chuyến biển, thành viên trong tổ lại tổ chức sinh hoạt.

Những buổi sinh hoạt như thế này là dịp để họ chia sẻ nhau kinh nghiệm trong khai thác, thông tin về ngư trường hay bày tỏ những tâm tư, tình cảm được sẻ chia trong sự đồng cảm chung tay giúp sức của bạn thuyền. Từ khi các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển được thành lập, tinh thần tương thân, tương ái giữa các thuyền viên được nâng lên.

Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi- Ảnh 4.

Tàu thuyền neo đậu ở sông Cà Ty, Tp.Phan Thiết.

Nhờ được trang bị phương tiện thiết bị nghề cá hiện đại, thông tin liên lạc giữa các phương tiện trong từng thành viên trong tổ và giữa các tổ đoàn kết với Tổng đài của Đồn Biên phòng được duy trì và đảm bảo liên tục, thông suốt.

Qua kênh thông tin liên lạc này, ngư dân chủ động trong hoạt động khai thác đánh bắt hải sản, giúp Đồn Biên phòng nắm bắt về diễn biến tình hình xảy ra trên biển qua phản ánh từ các tổ đoàn kết để rồi có sự phối hợp hành động trong thực hiện mục tiêu chung phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển, động viên ngư dân tích cực tham gia nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo tổ quốc.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận thông tin, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6.208 tàu cá (từ 6 đến dưới 12 m: 2.357 tàu; từ 12 đến dưới 15 m: 1.901 tàu, từ 15 m trở lên: 1.950 tàu), sản lượng hải sản khai thác năm 2023 của tỉnh đạt 234.725 tấn. Trong năm 2024 tỉnh phấn đấu đạt được mức khai thác đánh bắt cá, hải sản trên biển là 239.000 tấn.

TIN LIÊN QUANNgư dân Bình Thuận được cứu sống kể về chuyến biển ám ảnhĐiểm tựa cho ngư dân vươn khơi- Ảnh 6."Điểm tựa" giúp ngư dân Phú Quốc yên lòng rẽ sóng ra khơi

"Chương trình hành động số 60-CTr/TU ngày 18/01/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã xác định các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững các ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản bao gồm thực hiện tái cơ cấu toàn diện khai thác hải sản, đẩy mạnh hiện đại hoá đội tàu khai thác xa bờ đi đôi với sắp xếp, cơ cấu lại nghề cá ven bờ theo hướng khai thác bền vững; ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt các hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp; tăng cường bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi hải sản gần bờ.

Đồng thời, hiện đại hoá công tác quản lý, giám sát hoạt động nghề cá trên biển; rà soát, cũng cố và phát triển các hình thức liên kết sản xuất trên biển, gồm tổ, đội, hợp tác xã, liên kết các khâu khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ hải sản theo chuỗi giá trị; xây dựng các đội tàu mạnh khai thác xa bờ và khai thác viễn dương theo chương trình hợp tác của Chính phủ.

Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi- Ảnh 7.

Nhiều tàu cá neo đậu ở sông Cà ty, Tp.Phan Thiết để chuẩn bị cho những chuyến biển.

"Điểm tựa" giúp ngư dân Phú Quốc yên lòng rẽ sóng ra khơiCông an Nghệ An trao hàng nghìn lá cờ Tổ quốc cho ngư dân vươn khơi, bám biểnĐưa 2 ngư dân tỉnh Khánh Hòa gặp nạn trên biển về đất liền

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Thuận tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó ưu tiên đầu tư các khu neo đậu tránh, trú bão tại các địa phương trọng điểm nghề cá; xây dựng và phát triển đảo Phú Quý thành trung tâm khai thác, dịch vụ hậu cần, thương mại nghề cá khu vực và Quốc gia.

Đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung Chí Công. Chuyển mạnh nuôi trồng các loại hải sản có giá trị cao theo phương thức công nghiệp, tập trung, ứng dụng công nghệ nuôi sạch; phát huy lợi thế, đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao.

Đồng thời, nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng công nghệ nuôi cá biển hiện đại ở vùng khơi. Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hải sản, xây dựng các doanh nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương có chất lượng, giá trị kinh tế cao.

Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/diem-tua-cho-ngu-dan-vuon-khoi-a209544.html