Trầm cảm có thể ngụy trang dưới dạng các thói quen làm việc tưởng chừng vô hại. Ảnh minh họa: Frank Minjarez/Pexels. |
Shannon Garcia, nhà trị liệu tâm lý tại trung tâm tư vấn tâm lý States of Wellness Counseling (Mỹ), giải thích rằng trầm cảm tại có thể âm thầm tấn công chúng ta. Thêm vào đó, mọi người thường có xu hướng tự trách bản thân về những dấu hiệu bệnh này thay vì nhận ra bản chất của chúng.
Theo nhà tâm lý học Ryan Howes, các dấu hiệu của bệnh trầm cảm bao gồm cảm giác tuyệt vọng dai dẳng, mất hứng thú hoạt động, cân nặng thay đổi, vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi, cảm giác vô giá trị và khó tập trung. Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả công việc và cuộc sống riêng mỗi người.
Dưới đây, HuffPost làm việc với các nhà trị liệu để chỉ ra dấu hiệu trầm cảm ngụy trang dưới những thói quen làm việc tưởng chừng vô hại.
Nhiều người cật lực làm việc để né tránh đối mặt với các vấn đề cá nhân. Ảnh minh họa: Markus Spiske/Pexels. |
Làm việc cật lực để không phải về nhà
Trầm cảm có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Một người có thể mắc chứng trầm cảm ngay cả khi họ đang làm việc rất chăm chỉ.
Alicia Velez, nhân viên xã hội lâm sàng tại New York (Mỹ), cho biết: "Đối với những nhân viên thành đạt, những người đã xây dựng sự nghiệp từ thành tích và nhận được sự công nhận từ công việc, chứng trầm cảm có thể có vẻ hoạt động tích cực hơn".
Cô lấy ví dụ về một nhân viên đang đối mặt với những khó khăn riêng, chẳng hạn ly hôn hoặc phải chăm sóc người nhà bị bệnh.
Trong những trường hợp như vậy, họ có thể cố gắng làm việc nhiều giờ hơn, tình nguyện đi công tác hoặc đảm nhận các dự án khó khăn. Nguyên nhân là việc được công nhận tại nơi làm việc có xu hướng mang lại cảm giác tốt hơn là việc phải đối mặt với cuộc hôn nhân sắp tan vỡ, hoặc một thành viên trong gia đình gặp bạo bệnh.
Né tránh xã giao với mọi người tại công cho thấy nguy cơ người đó mắc chứng trầm cảm. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels. |
Né tránh xã giao
Cách một người tương tác xã giao tại công ty có thể giúp chúng ta hiểu được liệu họ chỉ đang phải đối mặt với một ngày tồi tệ hay vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn.
Velez cho biết việc xa lánh đồng nghiệp và cô lập bản thân là hai dấu hiệu phổ biến của chứng trầm cảm.
Cô nói thêm như một số biểu hiện đáng chú ý khác như: một người từng tích cực tham gia các cuộc họp giờ trở nên ít nói hơn, ngồi ở vị trí khuất trong phòng họp hoặc thậm chí bỏ họp hoàn toàn.
Hay nhân viên đó không còn tham gia vào các hoạt động sau giờ làm việc, trốn tránh giao tiếp với đồng nghiệp/sếp, từ chối mọi cuộc hoặc chậm/không trả lời email.
Trong những trường hợp cực đoan, một người thể hiện những hành vi này có thể gặp rắc rối tại công ty và có nguy cơ mất việc. Điều này cũng có thể khiến họ rơi vào vòng lặp của tủi hổ và tội lỗi.
Người bị trầm cảm gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc đúng thời hạn. Ảnh minh họa: Ivan Samkov/Pexels. |
Liên tục trễ nải công việc
Theo nhà tâm lý học Howes, nếu hoàn thành công việc đúng hạn hoặc việc đi làm trở thành một gánh nặng hàng ngày, đó có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm.
Ông cho hay mình biết một nhân viên yêu công việc, tích cực tham gia vào các dự án và có nhiều mối quan hệ. Hồi bị trầm cảm, ông bắt đầu hay ngủ quên và đi làm muộn. Ông bị chậm tiến độ làm việc, không còn muốn đi ăn trưa với đồng nghiệp, hay gay gắt và chỉ trích về hiệu suất làm việc của mình lẫn đồng nghiệp.
Tất cả thay đổi này đều được các đồng nghiệp và sếp của ông nhận thấy. Chính họ cũng đã trò chuyện và khuyến khích Howes tìm kiếm sự giúp đỡ.
May mắn thay, ông nghe theo và bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng vài tháng sau khi kết hợp một loạt liệu pháp từ thay đổi chế độ ăn uống và vệ sinh giấc ngủ, bắt đầu trị liệu và uống thuốc chống trầm cảm.
Dễ nổi nóng khiến công việc trở nên căng thẳng hơn. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels. |
Thường xuyên nổi nóng
"Trầm cảm không chỉ là cảm giác chán nản, mà còn có thể khiến bạn trở nên cực kỳ cáu kỉnh", nhà trị liệu tâm lý Garcia nói.
Nếu mọi điều nhỏ nhặt đều gây bực bội khi làm việc, đó có thể là tín hiệu để mọi người tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân.
Những người bị trầm cảm thường trải qua cơn tức giận bột phát mạnh mẽ. Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với đồng nghiệp và thậm chí là tác phong, năng suất làm việc của họ.
Không còn hứng thú đi làm có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels. |
Mất động lực làm việc
Có sự khác biệt giữa đầu việc gây nhàm chán và cảm giác thờ ơ đáng lo ngại trong công việc. Nhà trị liệu tâm lý Garcia cho biết nhân viên hãy chú ý đến những thay đổi về cảm giác của bản thân đối với công việc mình từng yêu thích.
Thực tế, trầm cảm có thể làm mọi người mất hứng thú, khiến họ trở nên vô tâm với công việc.
"Nếu bạn thấy mình chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình, giả vờ bận rộn hoặc tránh né các nhiệm vụ quan trọng, thì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn", Garcia nói.
Nên đầu tư tiền vào đâu?
Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.
Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/5-dau-hieu-tram-cam-nguy-trang-thoi-quen-lam-viec-a210533.html