Việc bảo quản không đúng cách có thể làm giảm chất lượng, hương vị trái cây và khiến chúng nhanh chóng hư hỏng, rất lãng phí, thậm chí đe dọa sự an toàn của con người khi cố ăn trái cây không còn tươi ngon.
Những sai lầm khi bảo quản trái cây
Tránh được những sai lầm khi bảo quản trái cây rất phổ biến dưới đây, bạn sẽ kéo dài thời gian lưu trữ và duy trì hương vị thơm ngon cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng.
Bỏ chung tất cả các loại trái cây vào tủ lạnhNhiều người có thói quen bỏ chung tất cả các loại trái cây vào trong tủ lạnh để bảo quản. Đây là sai lầm vì không phải tất cả các loại trái cây đều phù hợp để trong tủ lạnh. Chẳng hạn, chuối sẽ bị đen vỏ và mất đi độ ngọt khi bỏ lạnh.
Ngược lại, những trái cây như nho, dâu tây, việt quất và mâm xôi có thể được bảo quản tốt hơn trong tủ lạnh. Chúng dễ bị hỏng và mất độ tươi ngon rất nhanh nếu để ngoài nhiệt độ phòng.
Để trái cây trong túi nylonMột sai lầm khi bảo quản trái cây rất phổ biến khác là sau khi mua về, nhiều người vẫn để trái cây trong túi nylon. Loại túi này không cho phép không khí lưu thông khiến trái cây bị đổ mồ hôi, tạo ra môi trường ẩm ướt và nhanh chóng bị hỏng, mốc, thối rữa.
Thay vì dùng túi nylon, hãy sử dụng túi giấy hoặc túi có lỗ để bảo quản trái cây để không khí lưu thông, giúp trái cây giữ được độ tươi lâu hơn.
Không rửa trái cây trước khi bảo quảnViệc rửa trái cây sau khi mua về là cần thiết, dù bạn ăn chúng ngay hay cất tủ lạnh thì vẫn phải rửa qua nước sạch. Cần làm khô hoàn toàn trước khi cho chúng vào tủ lạnh để bảo quản.
Đối với trái cây có vỏ, không nên cắt, gọt khi chúng chưa được rửa sạch vì vi khuẩn trên lớp vỏ sẽ xâm nhập phần thịt.
Bảo quản trong ngăn thực phẩm không phù hợpMỗi loại trái cây có yêu cầu riêng về nhiệt độ và độ ẩm. Việc bỏ trái cây vào ngăn đựng thực phẩm không phù hợp trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.
Hãy sắp xếp trái cây theo loại trong tủ lạnh hoặc tủ đựng thực phẩm. Chẳng hạn, trái cây dễ hỏng như dâu tây và nho nên để ở ngăn mát của tủ lạnh, trong khi các loại trái cây lâu hỏng hơn như táo có thể để ở ngăn rau củ.
Còn những loại trái cây như chuối, đào và dưa hấu (nguyên quả) không cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp mà nên để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Điều này giúp chúng giữ được hương vị và chất lượng tốt hơn.
Để trái cây đã cắt quá lâu bên ngoài tủ lạnhTrái cây cắt ra sẽ nhanh chóng bị hỏng nếu không được bảo quản lạnh vì vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh. Hãy cho chúng vào hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín và để trong tủ lạnh. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc với không khí và giữ cho trái cây không bị khô, giảm chất lượng.
Quên thời hạn bảo quảnNhiều người thường bỏ qua việc kiểm tra thời hạn bảo quản trái cây. Điều này có thể dẫn đến việc trái cây bị hỏng mà không được phát hiện kịp thời.
Hãy chú ý đến thời hạn bảo quản của trái cây và kiểm tra chúng thường xuyên. Nếu trái cây bắt đầu có dấu hiệu hỏng như vỏ mềm, mốc hoặc có mùi lạ, hãy loại bỏ chúng ngay để tránh ảnh hưởng đến các trái cây khác.