Cụ ông đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm 7 tỷ đồng, nhân viên khẳng định: Sổ này là giả, tiền đã rút từ 25 năm trước

Khi nhận được thông tin này, người đàn ông cảm thấy vô cùng hốt hoảng. Ông khẳng định chưa từng giao cuốn sổ này cho ai. Ông cũng không nhận được thông báo về việc tiền đã được rút.

Sự việc này diễn ra từ năm 2021. Song mới đây, nó tiếp tục được chia sẻ trở lại và thu hút sự chú ý trên 163.

Khoảng 10h sáng ngày 9/3, ông Khương (70 tuổi) có mặt ở ngân hàng địa phương ngay gần nhà. Sau khi chờ khoảng 30 phút, ông đến lượt làm thủ tục. Cầm trên tay cuốn sổ tiết kiệm trị giá 2 triệu NDT (khoảng 7 tỷ đồng) đã được gửi cách đây 25 năm, ông cho biết muốn rút toàn bộ cả gốc lẫn lãi về. Giao dịch viên tiếp cụ ông này là cô Lý.

Cảnh giác với những trường hợp người cao tuổi rút số tiền lớn, người phụ nữ này đã hỏi lý do. Khi cụ ông giải thích dùng tiền để xây nhà, cô hoàn toàn yên tâm và tiến hành các thủ tục.

Cụ ông đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm 7 tỷ đồng, nhân viên khẳng định: Sổ này là giả, tiền đã rút từ 25 năm trước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cầm cuốn sổ tiết kiệm của ông Khương đưa cho, cô Lý có chút lăn tăn. Cô cho biết với kinh nghiệm nhiều năm làm việc, cô cho rằng đây là cuốn sổ tiết kiệm giả. Bởi màu sắc mờ nhòe, chất lượng giấy cũng khá mỏng.

Để chắc chắn hơn, cô nhập toàn bộ thông tin cá nhân của khách hàng này trên hệ thống để kiểm tra. Điều không thể ngờ rằng thông tin trên hệ thống trùng khớp với thông tin trên cuốn sổ giả mà ông Lý đưa cho giao dịch viên. Song một điểm khác duy nhất là số tiền này đã bị rút hết toàn bộ chỉ sau vài giờ gửi.

Cảm thấy khó hiểu về trường hợp này, cô Lý tiếp tục hỏi thêm ông Khương để xác nhận. Ông khẳng định đã đến đúng ngân hàng và được nhân viên làm thủ tục một cách bình thường. Trong suốt 25 năm qua, ông không giao cuốn sổ này cho ai và cũng chẳng ủy thác ai đi rút số tiền này. Thêm nữa, ông khẳng định hoàn toàn không nhận được thông báo nào trên điện thoại khi số tiền này được rút.

Thấy vụ việc vượt quá phạm vi xử lý, cô Lý đã liên hệ với lãnh đạo ngân hàng để tìm hướng giải quyết. Ngay khi có mặt và kiểm tra cuốn sổ tiết kiệm do ông Khương cung cấp, người này cũng khẳng định đây là sổ tiết kiệm đã bị làm giả

Nhận thấy vụ việc có chiều hướng phức tạp, người quản lý tiếp tục mời cảnh sát địa phương để hỗ trợ. Ngay khi tiếp nhận thông tin này, cảnh sát tiến hành lấy lời khai.

Khi truy lại thông tin về người tiến hành làm thủ tục cho ông Khương, đại diện ngân hàng và cảnh sát phát hiện đây là một giao dịch viên đã nghỉ làm từ 2 năm trước. Hiện họ hoàn toàn không nắm được thông tin của người đàn ông này ngoài tên của anh là Dương.

Nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ, cảnh sát địa phương đã phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm ra nơi ở của người đàn ông này nhằm gửi giấy triệu tập. Tại đồn cảnh sát, ban đầu, đối tượng tỏ rõ thái độ không hợp tác. Song bằng nghiệp vụ của các cảnh sát viên, người này đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình.

Theo đó, sau khi giao cho ông Trương tờ chứng chỉ tiền gửi giả, anh Dương đã cấu kết cùng với 1 lãnh đạo cấp cao của ngân hàng đánh cắp thông tin và chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm sang 1 tài khoản khác nhằm phục vụ mục đích đầu tư cá nhân.

Anh cho biết ban đầu chỉ có ý vay tạm để làm ăn. Sau khi đầu tư thắng lớn anh sẽ hoàn trả lại số tiền đó. Tuy nhiên, may mắn không xảy ra. Hoạt động đầu tư của anh bị thua lỗ nên không có tiền hoàn trả. Nhằm trốn tránh trách nhiệm, người đàn ông này đã quyết định nghỉ việc. Song mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Cụ ông đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm 7 tỷ đồng, nhân viên khẳng định: Sổ này là giả, tiền đã rút từ 25 năm trước- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau khi vụ việc đã rõ ràng trắng đen, tòa án đã ra quyết định ngân hàng phải có trách nhiệm với khách hàng của mình. Về phía nam giao dịch viên, anh sẽ phải hoàn trả lại số tiền đã đánh cắp đồng thời chịu mức phạt theo quy định.

Theo 163

Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/cu-ong-den-ngan-hang-rut-so-tiet-kiem-7-ty-dong-nhan-vien-khang-dinh-so-nay-la-gia-tien-da-rut-tu-25-nam-truoc-a214218.html