Thanh niên học trường top đi phỏng vấn, HR nhìn vào một dòng trong CV liền loại luôn, mọi cố gắng coi như công cốc

Nam sinh này đã viết gì vào CV?

Trong thế giới việc làm cạnh tranh gay gắt như hiện nay, CV hay sơ yếu lý lịch không chỉ đơn thuần là một tài liệu mô tả thông tin cá nhân, học vấn và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Nó còn là chìa khóa mở ra cánh cửa cơ hội nghề nghiệp, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình xin việc. 

Một CV chất lượng không chỉ giúp ứng viên nổi bật trong đám đông, mà còn thể hiện rõ ràng năng lực, phẩm chất cá nhân và sự chuyên nghiệp. Nó là bước đệm đầu tiên quan trọng, là cơ sở giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá ứng viên một cách toàn diện nhất, từ đó quyết định liệu có nên mời họ tham gia vào vòng phỏng vấn hay không.

Tiểu Thanh là sinh viên tại một trường đại học top ở Trung Quốc. Trong quá trình học đại học, bên cạnh cố gắng học tập thật tốt chuyên ngành mà mình đang theo đuổi là Kinh tế - Tài chính, Tiểu Thanh còn đi làm thêm. Tuy nhiên, những công việc mà nam sinh đi làm không liên quan đến ngành học của nam sinh này như: Chạy quảng cáo, viết content cho một số công ty, bưng bê tại quán trà sữa gần trường...

Trong một lần ngồi lướt điện thoại, nam sinh thấy đơn tuyển dụng của một ngân hàng. Vì rất thích công việc này nên Tiểu Thanh ngay lập tức đã ngồi nắn chỉnh CV xin việc để nộp kịp deadline. Vì lần đầu làm sơ yếu lý lịch, nam sinh gặp không ít khó khăn. Ở các phần như học vấn, hoạt động ngoại khóa thì không phải bàn thì nó quá cụ thể, song ở phần kinh nghiệm làm thực tế, nam sinh lại liệt kê tất cả những kinh nghiệm làm việc của mình ở các vị trí, thậm chí có quản lý ở một chuỗi cửa hàng bán trà sữa. Tất cả những kinh nghiệm mà Tiểu Thanh có được gần như không liên quan đến chuyên ngành cũng như vị trí công việc mà nam sinh đang ứng tuyển. Chính điều đó khiến nam sinh rơi vào tình huống khó xử.

Thanh niên học trường top đi phỏng vấn, HR nhìn vào một dòng trong CV liền loại luôn, mọi cố gắng coi như công cốc- Ảnh 1.

CV là chìa khóa mở ra cánh cửa cơ hội nghề nghiệp.

Tiểu Thanh đến ngân hàng nộp CV trước 2 ngày so với deadline. Khi vừa đưa CV cho nhà tuyển dụng, nhìn chưa đến 20 giây, một HR đã thông báo nam sinh bị loại. Điều này khiến anh chàng vô cùng bất ngờ, bởi nam sinh này có điểm GPA khá cao.

"Không lý nào mình lại bị loại cả", Tiểu Thanh nghĩ.

Sau một lúc phân vân, Tiểu Thanh đã trực tiếp hỏi lý do vì sao mình bị loại. Nhà tuyển dụng thấy vậy liền đáp: "Các hồ sơ ứng tuyển vào đây không chỉ có GPA tốt, mà họ còn có kinh nghiệm làm việc thực tế đúng chuyên ngành, chứng chỉ này chứng chỉ nọ. Còn em thì chỉ có mỗi điểm số cao, kinh nghiệm làm việc chẳng cái nào liên quan đến công việc ngân hàng cả. Làm sao chúng tôi có thể chọn em được cơ chứ?".

Câu nói này của nhà tuyển dụng đã giúp Tiểu Thanh vỡ lẽ ra nhiều điều. Có thể thấy, nam sinh đang mắc một sai lầm đó chính là liệt kê những kinh nghiệm làm việc không liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Người tìm việc thật dễ dàng mắc vào "bẫy" liệt kê càng nhiều kinh nghiệm làm việc càng tốt. Nhưng thành thật mà nói, trong CV không cần thiết phải bao gồm tất cả mọi thứ. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, bất cứ điều gì bạn đã làm cách đây hơn ba năm đều bị coi là lỗi thời. 

Tập trung nhiều hơn vào một hoặc hai vị trí công việc phù hợp nhất của bạn và nghĩ xem các kỹ năng bạn từng sử dụng sẽ khiến bạn phù hợp với vai trò như thế nào? Điều này có nghĩa là những công việc gần đây trong sơ yếu lý lịch của bạn nên có nhiều gạch đầu dòng hơn là những công việc đã cũ. Điều đó hoàn toàn hợp lý!

Cách khiến CV lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng

Để CV của bạn lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý những điểm sau:

1. Nội dung rõ ràng, súc tích: Hãy đảm bảo rằng thông tin bạn cung cấp trên CV phải rõ ràng, dễ đọc. Ngoài ra, đảm bảo rằng thông tin liên lạc của bạn dễ tìm và chính xác, để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn một cách dễ dàng.

2. Trình bày chuyên nghiệp: Sử dụng một định dạng sạch sẽ, chuyên nghiệp với các tiêu đề rõ ràng và bố cục thống nhất.

3. Tùy chỉnh CV cho từng công việc: Nghiên cứu về công ty và vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, sau đó tùy chỉnh CV của bạn để phản ánh rằng bạn có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với những yêu cầu của họ.

4. Nêu bật thành tựu thay vì chỉ liệt kê nhiệm vụ: Thay vì chỉ nêu ra các nhiệm vụ mà bạn từng làm, hãy mô tả thành tựu cụ thể và kết quả mà bạn đã đạt được, cũng như cách bạn đã đóng góp vào sự thành công của tổ chức trước đây của bạn.

Thanh niên học trường top đi phỏng vấn, HR nhìn vào một dòng trong CV liền loại luôn, mọi cố gắng coi như công cốc- Ảnh 2.

Bạn phải biết cách để CV lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng.

5. Chứng minh bạn có kỹ năng cần thiết: Liệt kê các kỹ năng mềm và cứng mà bạn có, đặc biệt nhấn mạnh vào những kỹ năng quan trọng đối với vị trí bạn đang xin việc.

6. Sử dụng từ khóa quan trọng: Nhiều công ty sử dụng hệ thống theo dõi ứng viên (ATS) để sàng lọc CV. Hãy chắc chắn rằng CV của bạn chứa các từ khóa liên quan đến vị trí công việc để nó có thể vượt qua hệ thống sàng lọc tự động này.

7. Check soát chính tả: Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp kỹ lưỡng. Một CV chứa lỗi có thể tạo ra ấn tượng bạn không chuyên nghiệp hoặc thiếu chú ý đến chi tiết.

Bằng cách tuân theo những gợi ý trên, CV của bạn sẽ có cơ hội cao hơn trong việc thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Tổng hợp

Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/thanh-nien-hoc-truong-top-di-phong-van-hr-nhin-vao-mot-dong-trong-cv-lien-loai-luon-moi-co-gang-coi-nhu-cong-coc-a215163.html