Bình Thuận giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc miền núi

Từ năm 2022 đến năm 2024, vốn ngân sách đã bố trí cho tỉnh Bình Thuận thực hiện dự án là gần 40 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là hơn 34 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng là hơn 5,2 tỷ đồng.

Chiều 29/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 10/2024. Tham dự buổi họp có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và các cơ quan báo chí của tỉnh và thường trú trên địa bàn.

Tại hội nghị giao ban báo chí, ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã cung cấp thông tin về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 đối với dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Bình Thuận giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc miền núi- Ảnh 1.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh Tân cung cấp thông tin tại buổi giao ban báo chí.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết, tổng vốn đầu tư phát triển ngân sách giai đoạn 2021-2025 đã bố trí thực hiện dự án để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt tại quyết định của UBND tỉnh là hơn 35 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là hơn 30 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng là hơn 4,6 tỷ đồng.

Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vữngCác dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vữngĐỌC NGAY

Từ năm 2022 đến năm 2024, vốn ngân sách đã bố trí cho các địa phương thực hiện dự án là gần 40 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là hơn 34 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng là hơn 5,2 tỷ đồng.

Đến nay, đã giải ngân hơn 25 tỷ đồng, đạt 63,3%; trong đó, vốn ngân sách Trung ương hơn 23 tỷ đồng, đạt 67,9% kế hoạch. Đồng thời, đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất 1 hộ, đất ở 56 hộ, nhà ở 326 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề 970 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 165 hộ; đầu tư, nâng cấp 6 công trình nước sinh hoạt. Ước đến cuối năm 2024, hỗ trợ đất sản xuất 01 hộ, đất ở 70 hộ, nhà ở 412 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề 1.191 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 245 hộ; đầu tư, nâng cấp 8 công trình nước sinh hoạt.

Bình Thuận giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc miền núi- Ảnh 3.

Trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc tỉnh Bình Thuận.

Bên cạnh vốn ngân sách trung ương và tỉnh hỗ trợ, các đối tượng thụ hưởng dự án còn được hỗ trợ vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Qua số liệu thống kê từ Chi nhánh NHCSXH tỉnh, kết quả thực hiện giai đoạn 2022-2024 tính đến nay, đã giải ngân hơn 55 tỷ đồng/776 hộ DTTS nghèo để sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà ở; trong đó cho vay hỗ trợ nhà ở hơn 6,4 tỷ đồng/160 hộ (các hộ vay mức tối đa 40 triệu đồng). Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề hơn 49 tỷ đồng/614 hộ (bình quân mỗi hộ vay trên 80 triệu đồng để trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm).

Ngoài ra, các địa phương còn huy động vốn từ quỹ vì người nghèo của địa phương (như huyện Đức Linh hỗ trợ xây dựng 09 căn nhà, ngân sách trung ương là 40 triệu đồng; 50 triệu đồng vốn huy động từ quỹ vì người nghèo của huyện).

Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/binh-thuan-giai-quyet-tinh-trang-thieu-dat-o-nha-o-dat-san-xuat-nuoc-sinh-hoat-vung-dong-bao-dan-toc-mien-nui-a215323.html