Loại rau chẳng lo "ngậm" thuốc trừ sâu, ăn vào ngừa ung thư, chống lão hoá

Loại rau này có giá trị calo thấp, hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao lại chẳng lo "ngậm" thuốc trừ sâu.

Hàng năm, nhóm công tác về môi trường EWG (Mỹ) sẽ tiến hành phân tích dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) để công bố danh sách Dirty Dozen (loại rau củ quả chứa nhiều thuốc trừ sâu) và Clean Fifteen (loại rau củ ít hoặc không có thuốc trừ sâu/chất độc và thường được coi là an toàn để tiêu thụ ở dạng phi hữu cơ).

Thông thường, các nhà khoa học sẽ tiến hành phân tích dữ liệu thử nghiệm trên khoảng 47.000 mẫu của 46 loại trái cây và rau củ.

Họ sẽ rửa, gọt vỏ trái cây, rau củ như người tiêu dùng trước khi kiểm tra thực phẩm với 251 loại thuốc trừ sâu khác nhau.

Sau đó, nhóm EWG dựa vào kết quả phân tích để phát hành 2 danh sách trên. Mới đây, trong danh sách 15 loại rau củ quả ít/không chứa thuốc trừ sâu năm 2024, măng tây là thực phẩm được nhắc đến.

Loại rau chẳng lo "ngậm" thuốc trừ sâu, ăn vào ngừa ung thư, chống lão hoá- Ảnh 1.

Măng tây là một loại rau có họ hoa huệ (Liliaceae). Hầu hết măng tây đều có màu xanh nhưng cũng có loại màu trắng và tím.

Cho dù chọn loại nào, măng tây vẫn là một loại rau ngon, đa năng, được nấu theo nhiều cách hoặc ăn sống trong món salad. Không chỉ ăn ngon, măng tây còn rất giàu dinh dưỡng.

2 loại rau dễ ''tắm'' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người mê tít 2 loại rau dễ ''tắm'' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người mê tít ĐỌC NGAY

Theo đó, nửa cốc (90g) măng tây nấu chín chứa:

-Lượng calo: 20

-Chất đạm: 2,2 g

-Chất béo: 0,2 g

-Chất xơ: 1,8 g

-Vitamin C: 12% RDI (khẩu phần ăn hằng ngày tham khảo)

-Vitamin A: 18% RDI

-Vitamin K: 57% RDI

-Folate: 34% RDI

-Kali: 6% RDI

-Phốt pho: 5% RDI

-Vitamin E: 7% RDI

Với thành phần dinh dưỡng phong phú, măng tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

Tốt cho tim mạch

Do măng tây rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán "đám" cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.

Tốt cho đường ruột

Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràn.

Hỗ trợ giảm cân

Măng tây ít chất béo và calo do đó măng tây là một lựa chọn tốt nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất xơ có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái trong thời gian dài sau khi tiêu thụ và thúc đẩy quá trình giảm cân. Chất xơ cũng làm giảm táo bón, giảm cholesterol.

Kết hợp măng tây với trứng luộc chín giúp tối đa hóa hàm lượng calo thấp của rau. Sự kết hợp giữa măng tây giàu chất xơ với protein từ trứng sẽ khiến người ăn cảm thấy hài lòng.

Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu

Đánh giá năm 2020 cho biết măng tây là thuốc lợi tiểu tự nhiên, loại bỏ chất lỏng, lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Măng tây được sử dụng trong y học cổ truyền để giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu và một số vấn đề tiết niệu khác. Chế độ ăn nhiều măng tây có thể ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng tiểu phát triển.

Giàu acid folic

4 ngọn măng tây chứa 22% lượng acid folic được khuyến nghị hàng ngày. Mọi người đều cần acid folic, giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới.

Loại rau chẳng lo "ngậm" thuốc trừ sâu, ăn vào ngừa ung thư, chống lão hoá- Ảnh 3.

Các chuyên gia sản khoa khuyến nghị phụ nữ dự định mang thai hoặc trong ba tháng đầu của thai kỳ nên bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày. Việc bổ sung đủ acid folic khi mang thai có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh lớn ở não hoặc cột sống của thai nhi.

Tác dụng của việc bổ sung acid folic khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào liều lượng, tần suất sử dụng và tương tác với các loại thuốc khác.

Ngăn ngừa ung thư

Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây.

Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây.

Ngăn ngừa lão hóa

Măng tây, đặc biệt là măng tây tím có chứa anthocyanin. Những sắc tố này làm cho trái cây, rau củ có màu đỏ, xanh và tím. Anthocyanin cũng có tác dụng chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây tổn hại tế bào.

Măng tây là nguồn cung cấp vitamin E, một chất chống oxy hóa quan trọng. Vitamin E giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do.

Ngăn ngừa loãng xương

Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.

Ai không nên ăn măng tây?

Măng tây có nhiều purin, hợp chất làm tăng sản xuất acid uric của cơ thể, dễ ảnh hưởng đến các tình trạng như sỏi thận và bệnh gout. Do đó, nếu được khuyên nên giảm lượng purin trong chế độ ăn uống thì măng tây có thể là món ăn không phù hợp.

Nếu là người bị dị ứng với các thành viên khác trong cùng họ thực vật, bao gồm tỏi và hẹ thì bạn cũng có thể bị dị ứng với măng tây.

Về cách chế biến, hầu hết mọi người thường ăn măng tây bằng cách nấu chín. Tuy nhiên, nấu măng tây quá chín dễ khiến hao hụt vitamin. Mức độ ảnh hưởng của một số chất dinh dưỡng trong rau khi nấu phụ thuộc vào phương pháp nấu, thời gian tiếp xúc với nhiệt và loại chất dinh dưỡng. Tốt nhất là nên nấu măng tây chỉ trong 4 phút.


Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/loai-rau-chang-lo-ngam-thuoc-tru-sau-an-vao-ngua-ung-thu-chong-lao-hoa-a215327.html