Ngủ trưa là một thói quen có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao hiệu suất làm việc. Một giấc ngủ ngắn từ 10 - 30 phút với trạng thái hợp lý có thể làm tăng khả năng tập trung và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với việc ngủ trưa.
3 kiểu người không nên ngủ trưa
Dưới đây là 3 kiểu người thực sự không nên ngủ trưa, cùng xem bạn có nằm trong số đó hay không nhé!
Người bị rối loạn giấc ngủ, nhất là mất ngủNhững người mắc rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ chất lượng vào ban đêm. Ngủ trưa có thể làm rối loạn nhịp sinh học của họ, khiến việc đi vào giấc ngủ vào ban đêm trở nên khó khăn hơn. Khi họ chợp mắt vào ban ngày, cơn buồn ngủ ban đêm sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng khó ngủ và mệt mỏi kéo dài.
Người bị trầm cảm, rối loạn lo âuNgủ trưa, nhất là giấc ngủ trưa dài không phù hợp với những người mắc các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu. Những người này thường cảm thấy mệt mỏi và buồn chán và việc ngủ trưa có thể làm tăng cảm giác chán nản hoặc lo âu, khiến họ cảm thấy khó chịu hơn sau khi thức dậy. Ngoài ra, ngủ trưa cũng có thể khiến những người này khó ngủ hơn vào ban đêm.
Người huyết áp thấp hoặc tiểu đườngNgười bị huyết áp thấp hoặc tiểu đường thấp cần thận trọng khi ngủ trưa. Vì việc này có thể làm huyết áp giảm thêm hoặc rối loạn đường huyết, dẫn đến chóng mặt và cảm giác yếu ớt khi thức dậy. Ngủ trưa kéo dài có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi hơn thay vì sảng khoái và cũng có thể làm rối loạn nhịp sinh học. Do đó, nếu có thói quen ngủ trưa, họ nên giới hạn thời gian ngủ (khoảng 10 - 20 phút) để tránh tác động xấu đến sức khỏe.
Một số sai lầm khác khi ngủ trưa
Bên cạnh những trường hợp không nên ngủ trưa, không ít người còn mắc phải những sai lầm khi ngủ trưa gây hại cho sức khỏe mà không biết. Có thể kể đến như:
- Ngủ trưa quá lâu: Ngủ trưa kéo dài hơn 30 phút có thể dẫn đến cảm giác choáng váng và mệt mỏi sau khi thức dậy, do cơ thể đi vào giai đoạn ngủ sâu.
- Ngủ trưa ở tư thế không đúng: Ngủ trong tư thế không thoải mái, chẳng hạn như nằm sấp hoặc ngồi không đúng cách… Điều này có thể gây ra cơn đau, hại xương khớp, tim mạch và hệ tiêu hóa, mắt cũng như não bộ.
- Không thiết lập môi trường ngủ trưa thích hợp: Ngủ ở nơi ồn ào hoặc không đủ ánh sáng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trưa, khiến bạn thức dậy không được sảng khoái.
- Ngủ trưa ngay sau khi ăn: Điều này gây khó tiêu, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, cản trở tiêu hóa và lưu thông máu, mệt mỏi hơn khi thức dậy.Tốt nhất là nên chờ ít nhất 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn mới ngủ trưa.
- Ngủ trưa quá muộn hoặc quá sớm: Ngủ quá muộn hay quá sớm đều làm rối loạn đồng hồ sinh học, rối loạn giấc ngủ ban đêm, mệt mỏi dai dẳng. Thời điểm ngủ trưa lý tưởng là khoảng từ 1 đến 2 giờ chiều.
Nguồn và ảnh: QQ, Sunday More