Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau 3 phiên giảm liên tiếp. Ảnh: Duy Hiệu. |
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch ảm đạm ngày 30/10. Dù khởi đầu trong sắc xanh, chỉ số VN-Index sớm hạ độ cao và bị ghìm dưới tham chiếu khi một số cổ phiếu bluechip bị bán mạnh.
Xuyên suốt phiên giao dịch, chỉ số nằm "chịu trận" trước nguồn cung và không ghi nhận bất kể nỗ lực đáng kể nào.
Kết phiên, VN-Index giảm 3,15 điểm (-0,25%) xuống 1.258,63 điểm. Trên sàn Hà Nội, 2 chỉ số chính là HNX-Index và UPCoM-Index ngược chiều khi tăng lần lượt 0,32 điểm (+0,14%) lên 225,88 điểm và 0,14 điểm (+0,15%) lên 92,46 điểm.
Thanh khoản trên cả 3 sàn tiếp tục giảm thấp, chỉ hơn 14.200 tỷ đồng.
Bảng điện tử phân hóa với 347 mã tăng (gồm 23 mã tăng trần), 875 mã giữ tham chiếu và 385 mã giảm (gồm 17 mã giảm sàn).
Trong đó, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay đóng góp 17 mã giảm, 5 mã giữ tham chiếu và 8 mã tăng. Chỉ số đại diện rổ này qua đó giảm gần 2 điểm xuống 1.333 điểm.
Phiên hôm nay, cổ phiếu VHM đóng vai "phản diện" khi giảm 3,7% xuống 41.150 đồng/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10.
Kể từ thời điểm bắt đầu đợt mua 370 triệu cổ phiếu, mã chứng khoán của nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam liên tục suy giảm. So với đỉnh gần nhất tại phiên 22/10, cổ phiếu VHM đã giảm 14%.
Vốn hóa của Vinhomes cũng vì thế giảm xuống mức 179.000 tỷ đồng, nằm trong top 5 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn HoSE.
Ngoài VHM, các cổ phiếu dẫn đầu nhóm tác động tiêu cực đến chỉ số hôm nay còn có VCB (-0,3%), VNM (-1%), VIC (-0,9%), CTG (-0,6%).
Chiều ngược lại, nhóm bảo vệ chỉ số hầu hết là cổ phiếu ngân hàng như TCB (+1%), STB (+2,2%), BID (+0,3%), HVN (+1,6%), VIB (+1,3%).
Thị trường hôm nay cũng xuất hiện một số hiện tượng như mã QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng kịch biên độ. Diễn biến này xảy ra sau khi QCG đã giảm 3 phiên liên tiếp trước đó.
Cổ phiếu NVL của Novaland hôm nay cũng tăng 3,4% với thanh khoản cao đột biến. Khối ngoại cũng chi hàng tỷ đồng mua vào cổ phiếu này.
Sau phiên mua ròng hôm qua, đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trở lại với quy mô 131 tỷ đồng, trong đó tập trung xả MSN và STB cùng giá trị 83 tỷ đồng. Ngược lại, dòng tiền ngoại tìm đến một số cổ phiếu ngân hàng như VPB (+140 tỷ), TCB (+125 tỷ) và FPT (+108 tỷ đồng).
Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/co-phieu-quoc-cuong-gia-lai-bat-ngo-chay-hang-a215908.html