Nhậm Bành, 30 tuổi, giám đốc trẻ tuổi của công ty gia dụng tên tuổi, trong suốt 8 năm làm việc tại công ty, anh thay đổi vị trí công việc 9 lần, và rất hài lòng với những gì mình đang làm. Cuộc sống của anh không có thời gian cho sự lưỡng lự hay phân vân, với anh, khi có vấn đề xảy tới, việc đầu tiên cần làm là giải quyết nó.
01. Tự học, khiếm tốn học hỏi từ người khác là điều quan trọng
8 năm làm việc tại Haier (công ty điện tử gia dụng và thiết bị gia dụng đa quốc gia tại Trung Quốc), Nhậm Bành gần như thay đổi một vị trí công việc mỗi năm, từ vị trí bán hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám đốc kinh doanh nền tảng online, giám đốc tiếp thị…
9 vị trí công việc, mỗi một vị trí lại cần những yêu cầu khác nhau, bàn về việc làm thế nào có thể nhanh chóng nắm bắt được những kĩ năng cần thiết cho vị trí mới trong một thời gian ngắn, Nhậm Bành chia sẻ, "tôi tự học, học từ người khác, không biết, tôi sẽ hỏi. Tôi lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp tại bộ phận mới. Nỗ lực là điều hiển nhiên, tuy nhiên, khiêm tốn học tập lại là điều quan trọng nhất."
Trong tất cả 9 vị trí công việc bản thân đã và đang đảm nhận, có những vị trí Nhậm Bành chủ động giành lấy, cũng có những vị trí anh được bổ nhiệm một cách bị động. "C ó một lần, một đồng nghiệp xin nghỉ, tôi đã chủ động nhắn tin cho sếp nói ai đó vừa nghỉ việc, cá nhân tôi luôn thấy mình rất thích hợp với công việc tiếp thị, liệu có thể giao vị trí đó cho tôi, tôi tin mình có thể làm được. Tôi sẽ không ngồi đó suy nghĩ xem những người khác sẽ nghĩ mình là người như nào. Muốn làm việc gì đó, tôi sẽ chủ động, tiến lên phía trước, không ngồi đó phân vân. Nếu bị từ chối thì cũng không sao cả. Lính mà không muốn làm tướng, vậy thì đó không phải lính giỏi. Bạn phải dám thể hiện bản thân, dám thách thức bản thân. Bắt đầu bước những bước đầu tiên trước, không bắt đầu chạy, bạn sẽ không bao giờ biết liệu mình có tới được đích hay không."
Đối với những vị trí công việc không phải bản thân chủ động, Nhậm Bành cũng có những kiến giải của riêng mình. "C á nhân tôi cho rằng không tồn tại cái gọi là thích hay không thích, việc gì tôi cũng làm được, bởi theo tôi, đi làm, chỉ có 2 mục đích, kiếm tiền và phát triển bản thân. Có một lần tôi được đề nghị cho một vị trí công việc, suy nghĩ của tôi lúc đó là bản thân được công nhận, những nỗ lực ở vị trí công việc trước đã được người khác nhìn thấy, nên tôi không ngần ngại đồng ý. Lúc đó, công ty yêu cầu tổ chức một hoạt động nghệ thuật dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi đó tôi chỉ có một mình, công ty yêu cầu làm xong việc trong vòng 1 tuần, tuy nhiên phương án, tài nguyên, địa điểm… tất cả đều không có. Lúc đó tôi cũng không nghĩ nhiều vì đằng nào cũng đã đồng ý, tôi lập tức bắt tay vào làm việc. Ngày hôm sau, tôi lập tức đi tìm các lớp năng khiếu cho thanh thiếu niên, nghiên cứu tuyến đường giao thông, tới từng câu lạc bộ, tôi gõ cửa từng nơi xin gặp lãnh đạo ở đó, tôi trình bày một lượt với lễ tân, quản lý hoặc giáo viên tới, tôi lại trình bày một lượt cho họ nghe, sau đó mới được gặp tới lãnh đạo. Tôi gõ cửa khoảng 7, 8 câu lạc bộ, cuối cùng cũng thành công chốt được phương án."
02. Giữa người với người, luôn có những chênh lệch nhất định trong nhận thức và suy nghĩ
Là một lãnh đạo, Nhậm Bành luôn cần đối mặt với trường hợp nhân viên bất đồng với chỉ đạo của bản thân, khi gặp những tình huống này, anh thẳng thắn," sẽ luôn luôn tồn tại những sự khác biệt trong nhận thức cũng như thông tin giữa người với người. Chẳng hạn có hai đồng nghiệp A và B, tôi thấy A phù hợp với vị trí C, B phù hợp với vị trí D, nhưng đó là suy nghĩ của tôi. Khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp, bạn sẽ phát hiện ra họ có những suy nghĩ khác, điều này là hết sức bình thường, bởi lẽ cái hiểu của tôi về họ chắc chắn là không toàn diện, họ chắc chắn sẽ hiểu bản thân một cách toàn diện hơn tôi, và khi đó, tôi hoàn toàn có thể rút lại ý kiến của mình. Tôi luôn thừa nhận sai lầm của mình trong các cuộc họp, quyết định nào của tôi là sai lầm, nó khiến mọi người phải tăng ca, khiến dự án này không được hoàn thành một cách hoàn hảo nhất. Vấn đề là của tôi, tôi nhận."
Trong trường hợp lãnh đạo làm sai, nhưng lãnh đạo lại không nhận mình sai, "quan điểm của tôi vẫn vậy, sẽ luôn luôn có sự chênh lệch về nhận thức, chẳng hạn có thể hôm qua tôi thừa nhận sai lầm của mình tại cuộc họp, nhưng 5 năm sau, khi nhìn lại quyết định đó, có lẽ tôi lại thấy nó là đúng, không có đúng sai tuyệt đối, có thể hôm nay tôi thấy quyết định của lãnh đạo là sai, với tính cách của tôi, tôi sẽ bày tỏ quan điểm của mình, cá nhân tôi thấy nó không đúng, tôi thấy việc này nên làm ra sao, nhưng xuất phát từ kinh nghiệm và phong cách làm việc của họ, họ thấy việc họ làm như vậy là đúng, vậy thì tôi sẽ vẫn chấp hành, bởi lẽ, họ thấy họ đúng, bạn cũng cho mình đúng, vậy không lẽ việc này sẽ không làm nữa? Càng là những lúc như này, phàn nàn càng không có tác dụng. Cũng không phải là tôi không bao giờ phàn nàn hay ca thán, đây là việc không thể nào, nhưng cá nhân tôi xử lý những cảm xúc tiêu cực khá nhanh."
03. Ổn định tại một công ty hay nhảy việc là tự do và là lựa chọn của mỗi người
Là một người gắn bó với một công việc đã lâu, khi được hỏi quan điểm của bản thân về hiện trạng nhảy việc nhiều của giới trẻ ngày nay, Nhậm Bành cởi mở. Anh bày tỏ: "Trước tiên chúng ta cần thiết lập một quan điểm đúng đắn, đó là bất kể có thay đổi công việc hay không, đây là tự do của mỗi cá nhân, chúng ta có quyền lựa chọn. Cá nhân tôi cũng không thích bàn nhiều về vấn đề làm việc lâu tại một công ty là tốt hay nhảy việc nhiều là tốt, cá nhân tôi không nghĩ đây là vấn đề, vấn đề cốt lõi ở đây, là suy nghĩ một cách lý tính. Cá nhân tôi gắn bó với một công ty lâu như vậy đó là bởi vì tôi cảm thấy công ty có thể cho tôi rất nhiều thứ, bởi lẽ nền tảng của công ty đủ lớn, muốn thử thách bản thân ở vị trí nào, công ty đều có, nhảy việc sẽ khiến tôi mất thời gian, đây là phân tích của cá nhân tôi.
Ở những công ty hay môi trường khác nhau, khi đối mặt với những lựa chọn khác nhau, cần phải đưa ra những quyết định mang tính lý trí, công việc hiện tại và công việc mà bạn sẽ lựa chọn trong tương lai, thứ mà nó mang lại hay khiến bạn đánh đổi là gì, về mặt thời gian, hiệu suất, không gian phát triển… sau khi suy nghĩ kĩ những nhân tố này, bạn tự đưa ra cho mình quyết định mà mình cho là hợp với mình là đủ. Không nên nhìn nhận vấn đề một cách đơn nhất, cũng không nên quá bốc đồng, hôm nay lãnh đạo phê bình tôi, tôi không vui, tôi muốn nghỉ việc, nghe thì có vẻ như là rất tự tại, nhưng thực tế không tiêu diêu tự tại như vậy."
Là giám đốc ở độ tuổi còn trẻ như vậy, may mắn là điều không thể thiếu, nhưng ngoài may mắn ra, "có hai thứ tôi muốn bàn đến, thứ nhất là công ty, công ty tạo điều kiện cho người có năng lực, đứng từ góc độ kinh nghiệm công việc, bạn cần trang bị cho mình kiến thức của rất nhiều lĩnh vực khác nhau, vừa phải biết cách quản lý cửa hàng truyền thống, vừa cần tinh thông cách kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Thứ hai là đứng từ góc độ tính cách cá nhân, cá nhân tôi là kiểu thích thử thách bản thân, cũng sẵn sàng không ngừng học hỏi, sẵn sàng học hỏi từ người khác khi cảm thấy mình thiếu gì đó, đừng nghi ngờ bản thân, bạn phải chọn tin vào chính mình", Nhậm Bành thẳng thắn.
04
Ở Nhậm Bành, tôi cảm nhận được một chàng trai dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng biết rõ mình muốn gì, biết cách "hòa giải với chính mình", điều mà giữa một xã hội thông tin phát triển phát đạt như hiện tại, đang là băn khoăn của không ít người trẻ.
Trong hồi thứ 58 của tác phẩm "Tây du kí", có một câu chuyện vô cùng kinh điển có tên, "Thật giả mỹ hầu vương", trong đó, mỹ hầu vương giả sở hữu các bản lĩnh gần như giống hệt với Tôn Ngộ Không, kính chiếu yêu cũng không thể soi ra thân phận thật sự của nó, chưa từng có ghi chép về tên gọi của nó, vậy nó là ai? Phật Tổ có nói một câu, "nhất thể lưỡng tâm" (một cơ thể, hai trái tim). Con khỉ giả đó chính là phần không thể kiểm soát của Tôn Ngộ Không. Trước đó hai hồi, vì Đường Tăng hiểu lầm Tôn Ngộ Không nên rạn nứt xảy ra giữa hai thầy trò, thứ rạn nứt này biến thành đối thủ của Tôn Ngộ Không, vì vậy, kể từ sau đó, sau khi thu phục được Tôn Ngộ Không giả, phần không thể kiểm soát được hóa giải, "lưỡng tâm" hợp lại thành một, tình cảm giữa hai thầy trò trở lại hòa hợp như xưa.
Vì sao tác giả Ngô Thừa Ân khi viết tiểu thuyết này lại nghĩ tới câu chuyện "nhất thể lưỡng tâm" này, cá nhân tôi nghĩ nguyên do rất đơn giản, thực ra, ở một góc độ nào đó, "chính mình" là một cụm từ kiêu ngạo, trên thế giới này vốn không tồn tại cụm từ "chính mình".
Xã hội hiện đại tồn tại một trào lưu tư tưởng mang tên "là chính mình", ai cũng cần là chính mình, rồi sau đó vượt qua chính mình, vậy "chính mình" là gì?
"Chính mình" là những cuốn sách bạn từng đọc, là những con đường bạn từng đi qua, là những đối thủ mà bạn từng gặp, là những việc mà bạn đã trải qua, "chính mình" vốn luôn là một quá trình không ngừng được định hình, không ngừng mở ra và không ngừng thay đổi, nó không có điểm kết thúc.
Cuộc sống có lẽ không phải là một quá trình chiến thắng bản thân, có lẽ, phần nhiều hơn, là quá trình "hòa giải" với chính mình, là quá trình không ngừng nhận ra bản thân muốn gì và kiên định với điều đó.