Mới đây, trong một chương trình sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa thận tại Bệnh viện tưởng niệm Chang Gung (Đài Loan, Trung Quốc) đã chia sẻ thông tin về trường hợp một gia đình 4 người lần lượt mắc ung thư. Cuối cùng nguyên nhân được phát hiện là bởi sử dụng loại đũa tre bị mốc lâu ngày.
Theo bác sĩ thông tin, đũa tre hay những dụng cụ làm bếp bằng gỗ khác như thìa gỗ, thớt… lâu ngày đều có thể nhiễm nấm mốc, từ đó sản sinh ra nhiều chất độc, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe như Staphylococcus Aureus và E.coli gây ra các chứng tiêu chảy, nôn mửa.
Đáng lo ngại nhất là aflatoxin. Đây là loại độc tố vi nấm cực có hại cho cho gan và được xác định là chất gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng aflatoxin độc hại hơn asen 68 lần. Sự tích tụ lâu dài có thể dễ dàng gây tổn hại cho sức khỏe.
Dù đũa gỗ là loại đũa thân thiện với môi trường và tự nhiên nhưng dễ bị mốc trong môi trường ẩm và nhiệt độ cao. Bác sĩ cho biết, nên làm sạch đũa gỗ sau mỗi lần sử dụng và luộc trong nước sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra để ráo hoặc lau khô.
Trong môi trường khô ráo thoáng mát, thời hạn sử dụng của đũa tre/gỗ là 3-6 tháng. Nếu trong môi trường ẩm ướt, dù không sử dụng trong thời gian dài thì đũa cũng có thể bị mốc, hư hỏng. Khi đũa đổi màu, có đốm nấm mốc, biến dạng hoặc có mùi chua thì nên bỏ ngay. Không chỉ các loại đũa, thớt gỗ sau khi sử dụng thời gian dài nếu có những sự thay đổi hoặc bị mốc cũng nên thay để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Cùng với đó, hiện nay có xuất hiện nhiều loại đũa tre có lớp sơn màu bên ngoài. Dù khá đẹp mắt nhưng với những sản phẩm kém chất lượng, lớp sơn này khi gặp nhiệt độ cao có thể ẩn chứa các chất gây ung thư như chì, benzen...
Các loại đũa nhựa là từ chất liệu PVC cũng dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao và thải ra khí độc gây hại cho sức khỏe.
Nguồn: abolouwang