Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm

Tháng 5/2005, Bộ Giao thông vận tải khởi công dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân với tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng. Nhưng gần 2 thập kỷ, tuyến đường sắt vẫn đang dở dang, bỏ không gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 1.

Là tuyến đường sắt đầu tiên có tốc độ thiết kế 120km/h được triển khai thi công ở Việt Nam, dự án được kỳ vọng trở thành một trong những tuyến động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tham gia kết nối hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 2.

Toàn bộ dự án có chiều dài 131km, bắt đầu từ ga Yên Viên đi qua địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh và kết thúc tại cảng Cái Lân thuộc TP Hạ Long, trong đó có 43km đường sắt được xây dựng mới, 88km còn lại được nâng cấp, cải tạo từ tuyến đường sắt Kép - Hạ Long.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 3.

Nhưng xót xa thay, sau gần 2 thập kỷ khởi công xây dựng, tuyến đường sắt này gần như vô dụng, không phát huy được thế mạnh như những gì đã kỳ vọng. Trong ảnh là khu vực ga Hạ Long (Quảng Ninh) đang xuống cấp, hoang vu như phế tích.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 4.

Điểm cuối cùng của tuyến đường sắt là ga Cái Lân, TP Hạ Long. Với thiết kế hàng chục đường ray và hệ thống nhà ga hiện đại, nhưng vỏn vẹn nhà ga này chỉ đón được vài chuyến hàng lúc mới khai trương sau đó đóng cửa im lìm cho đến nay.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 5.

Đây là tuyến đường sắt khổ rộng hoàn toàn là 1.435mm duy nhất tại Việt Nam (hiện nước ta vẫn đang sử dụng khổ ray 1.000mm).

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 6.

Cũng vì lý do này mà tàu chở khách hay hàng của tuyến đường sắt này chỉ chạy lên đến Yên Viên rồi dừng, không thể di chuyển tiếp đến nới khác vì không cùng khổ ray.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 7.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), giai đoạn năm 2008 - 2011, do nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân phải đình hoãn, giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 8.

Để có cơ sở triển khai lại dự án, vừa qua Bộ GTVT đã tham mưu Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 49-KL/TW, trong đó đã xác định hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân trong giai đoạn đến năm 2030.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 9.

Mới đây, Bộ GTVT đang nghiên cứu lập điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án làm cơ sở triển khai tái đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 10.

Trong thời gian chưa tiếp tục triển khai đầu tư, Bộ GTVT sẽ phối hợp với địa phương, các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn trong khu vực Dự án; đồng thời, tiếp tục huy động nguồn vốn để thực hiện sớm thực hiện đầu tư tuyến đường sắt này.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 11.

Tại Quảng Ninh, theo thống kê có gần 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng do Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân đi qua tại các địa phương: Hạ Long, Uông Bí và Đông Triều.

Sắp tái sinh tuyến đường sắt 7.600 tỷ 'đắp chiếu' gần 20 năm- Ảnh 12.

Các hộ dân trong phạm vi dự án không được xây dựng, sửa chữa nhà ở, không tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất, không được cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...trong gần 20 năm nay. Việc có chủ trương tái khởi động dự án đang mang lại niềm hy vọng mới cho gần 3.000 hộ dân ở Quảng Ninh nói riêng và hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến đường sắt này đi qua.

Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/sap-tai-sinh-tuyen-duong-sat-7600-ty-dap-chieu-gan-20-nam-a217843.html