Tự hào hai người con thành đạt
Bà Trần là một người nông dân nghèo. Chồng bà mất sớm, vì vậy mọi việc trong nhà đều do một tay bà cáng đáng, từ chuyện nhỏ đến việc nuôi dưỡng hai người con ăn học đàng hoàng.
Hai đứa con của bà thành tích học tập rất tốt, sau này cả hai đều tìm được một công việc ổn định ở thành phố. Một thời gian chăm chỉ, con trai cả của bà mua được một căn nhà khang trang. Còn cô con gái được gả vào gia đình khá giả. Nhìn thấy các con bà thành đạt, ai nấy đều ngưỡng mộ, đều nói bà Trần là người may mắn, có số hưởng. Mỗi lần được nghe người khác khen ngợi, bà tự cảm thấy tự hào và hạnh phúc.
Lúc bấy giờ, sức khỏe của bà Trần khá tốt. Vậy nên một mình sống ở quê, mặc dù con cái không thường xuyên chăm sóc bà vẫn cảm thấy thoải mái. Về phần các con của bà, chỉ mấy dịp lễ tết mới về quê vài ngày. Mỗi lần về, chúng lại mua các loại bánh kẹo, thuốc bổ cho bà nên bà rất an tâm và vui lòng.
Sự thờ ơ của con cái
Tuy nhiên, niềm hạnh phúc lại không kéo dài được bao lâu…
Theo thời gian, sức khỏe của bà ngày càng yếu đi. Một lần, bà vô tình bị ngã trong nhà tắm. May mắn thay, hàng xóm phát hiện và kịp thời đưa bà đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên kể từ lần ấy, chân bị tàn tật khiến việc di chuyển rất khó khăn, chính vì vậy bà đã gọi điện cho các con để mong được giúp đỡ.
Khi biết bệnh tình của mẹ, cả hai người con đều vội vàng trở về. Trái với mong muốn của bà, khi nói đến chuyện chăm sóc thì hai đứa con lại đùn đẩy trách nhiệm, không ai muốn nhận. Một thời gian thương lượng, cuối cùng họ quyết định rằng bà sẽ sống ở nhà con trai và con gái sẽ gửi tiền trợ cấp hàng tháng. Sau khi thỏa thuận xong, bà chuyển đến nhà con trai. Tuy nhiên, ở một thời gian, bà và con dâu ngày càng nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn.
Vì vậy bà đã ngỏ lời với con gái muốn sang bên đấy sống một thời gian nhưng liền bị từ chối. Không còn cách nào khác, bà chỉ có thể trở về quê sống một mình.
Với đôi chân không còn lành lặn, cuộc sống của bà rất khó khăn nhưng bà vẫn luôn cố gắng tự lực cánh sinh.
Cậu bé ăn xin lương thiện
Một ngày nọ, trước cửa nhà bà Trần có một cậu bé ăn xin khoảng mười ba, mười bốn tuổi với bộ dạng bẩn thỉu, lấm lem. Với tấm lòng nhân ái, bà đã đưa cậu bé về nhà và nấu cho cậu bé một bát cơm rang.
Cậu bé ăn xin nhanh chóng ăn hết bát cơm. Sau khi biết hoàn cảnh của bà, thấy bà Trần sống một mình nên cậu thấy thương cảm bà và ngỏ ý muốn được giúp đỡ: “Bà ơi, cháu là đứa trẻ mồ côi, nếu bà không chê bai, cháu sẽ đến chăm sóc bà được không ạ?”
Bà Trần thấy cậu bé ngoan ngoãn nên đồng ý.
Kể từ khi sống ở nhà bà Trần, cậu luôn giữ mọi thứ trong nhà gọn gàng ngăn nắp. Hơn nữa, câu bé ăn xin còn biết giúp bà xoa bóp chân tay và thường xuyên trò chuyện với bà. Cuộc sống mỗi ngày trôi qua như vậy, bà Trần luôn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Thời gian đó thực sự là những ngày tháng đáng nhớ đối với bà. Cứ như vậy thấm thoát 10 năm trôi qua.
Trong suốt thời gian ấy, các con của bà Trần thấy mẹ có người chăm sóc thì càng ít khi về thăm. Một năm họ chỉ ghé qua vài lần, đưa cho mẹ chút tiền rồi đi ngay.
Trong khi ấy, sức khỏe của bà Trần yếu đi, cậu bé chăm sóc cho bà hết sức có thể. Thậm chí, khi không có tiền thì cậu dậy sớm làm việc kiếm tiền để đưa bà chữa trị. Nhưng cuối cùng bà vẫn không qua khỏi.
Trước khi mất, bà nhờ cậu bé ăn xin đưa mình về nhà. Bà đã gửi lời cảm ơn và tặng cho cậu một chiếc vòng tay quý hiếm, hy vọng nó có thể giúp cậu trang trải cuộc sống một thời gian. Để tránh việc con cái tranh giành, bà cẩn thận nhờ trưởng thôn lập một bản di chúc.
Sau khi bà Trần qua đời, cậu bé ăn xin khóc suốt một đêm. Hôm sau, hai người con của bà nghe tin bà mất, họ lập tức trở về quê. Biết tin, mẹ để lại chiếc vòng trị giá 50 vạn NDT (tương đương với 1,7 tỷ VND) cả hai người đều ép buộc cậu bé ăn xin phải trả lại.
Nhưng lúc đó, trưởng thôn đã kịp thời đưa ra di chúc của bà Trần với sự chứng nhận của pháp luật. Cuối cùng, cả hai đành phải nhượng bộ và chấp nhận sự thật. Từ đó trở đi, không ai trong làng thấy hình bóng của con trai và con gái bà Trần nữa.
Theo Toutiao