Bức ảnh đi chợ hé lộ 1 chi tiết nhiều người mắc phải, dù tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng nhưng vẫn bị phản đối

Tiết kiệm được là tốt nhưng nhiều người không đồng tình với 1 chi tiết trong cách cắt giảm chi tiêu của cô gái này.

Mới đây, trong 1 cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một cô gái về phương pháp cắt giảm tiền đi chợ đang thu hút được sự quan tâm của CĐM. Theo lời cô chia sẻ, chỉ nhờ 1 thay đổi rất nhỏ, tưởng chừng không thấm vào đâu, mà hóa ra lại tiết kiệm được tiền triệu mỗi tháng chứ không đùa.

Bí quyết ấy gói gọn trong 1 câu: Đi chợ theo tuần thay vì đi chợ theo ngày!

Bức ảnh đi chợ hé lộ 1 chi tiết nhiều người mắc phải, dù tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng nhưng vẫn bị phản đối- Ảnh 1.

Bức ảnh đi chợ hé lộ 1 chi tiết nhiều người mắc phải, dù tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng nhưng vẫn bị phản đối- Ảnh 2.

Bức ảnh đi chợ hé lộ 1 chi tiết nhiều người mắc phải, dù tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng nhưng vẫn bị phản đối- Ảnh 3.

Cô đi chợ 1 lần/tuần, sau đó sơ chế thực phẩm và hút chân không để bảo quản

“Trước kia, mình thường mua đồ ăn theo ngày. Sáng ra, mình dậy sớm đi chợ và cố gắng chi tiêu 100k/ngày. Nhưng mỗi lần đi chợ kiểu gì mình cũng bị dôi ngân sách ra tầm 150k tới 200k. Trước khi đi, mình đã dặn lòng là chỉ mua 100k thôi, nhưng không, cứ ra chợ là mình thấy gì cũng muốn mua. Lắm lúc, đi ra chợ mình cũng chẳng nghĩ ra được nay ăn gì. Nhà mình đã đổi thói quen mua đồ theo ngày thành đi chợ theo tuần. Mình cũng chi tiêu hợp lý hơn trước” - Cô chia sẻ trong bài viết.

Trong phần bình luận của bài đăng, không ít người cũng đồng tình với cách cắt giảm tiền đi chợ của cô. Việc đi chợ theo tuần không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc, mà còn tiết kiệm cả thời gian. Tuy nhiên, việc cô sử dụng túi nilon để hút chân không, bảo quản thực phẩm lại khiến nhiều người bức xúc, vì như vậy, lượng rác thải nilon là quá lớn, không hề tốt cho môi trường. Chưa kể, dùng túi nilon để hút chân không cũng gây tốn kém không cần thiết vì loại túi này phải mua, và không tái sử dụng được.

Bức ảnh đi chợ hé lộ 1 chi tiết nhiều người mắc phải, dù tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng nhưng vẫn bị phản đối- Ảnh 4.

Đi chợ theo tuần đúng là dễ quản lý khoản tiền ăn hơn, cũng tiết kiệm thời gian

Bức ảnh đi chợ hé lộ 1 chi tiết nhiều người mắc phải, dù tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng nhưng vẫn bị phản đối- Ảnh 5.

Nhưng nhiều người phản đối việc cô dùng túi nilon để bảo quản thực phẩm, cho rằng nên đầu tư 1 bộ hộp chuyên dụng để trữ đông thực phẩm, vừa tiết kiệm tiền mua túi nilon, vừa bảo vệ môi trường

3 điều cần lưu ý để việc đi chợ theo tuần không phản tác dụng

Như chia sẻ của cô gái trong bài viết phía trên, khi còn đi chợ theo ngày, trung bình mỗi ngày, cô sẽ “bội chi” khoảng 150k-200k, như vậy tính ra, 1 tháng cũng tốn thêm 4,5 - 6 triệu đồng chứ không ít. Kể từ sau khi đi chợ theo tuần, cô thấy việc quản lý chi tiêu nói chung và quản lý ngân sách đi chợ có phần dễ dàng hơn.

Nếu cũng đang có dự định thử phương pháp tiết kiệm này, bạn cần tuân thủ 3 điều dưới đây, thì việc đi chợ theo tuần mới không phản tác dụng.

1 - Tính định lượng cụ thể cho từng bữa ăn

Việc này có thể hơi tốn thời gian và công sức trong 1-2 tuần đầu, nhưng đổi lại, nó giúp bạn không mua quá nhiều thực phẩm, từ đó không bỏ phí đồ ăn.

Ví dụ: Mỗi bữa, bạn cần ăn 200gr thịt, 300gr rau. Một ngày 3 bữa như vậy, số lượng thịt và rau cần cho 1 ngày lần lượt là 600gr và 900gr. Từ đó suy ra, số lượng thịt và rau cần cho 1 tuần lần lượt là 4,2kg và 6,3kg.

2 - Lên danh sách thực phẩm cần mua

Sau khi đã tính toán được định lượng các thực phẩm cần chuẩn bị cho 1 tuần, bạn hãy lên danh sách chi tiết những thực phẩm cần mua trước khi đi chợ. Ví dụ với 4,2kg thịt cho 1 tuần, bạn có thể chia ra 1kg thịt heo, 2 kg thịt bò và 1,2kg thịt gà,... Tùy vào nhu cầu và sở thích ăn uống của bản thân và gia đình mà việc lựa chọn các loại thực phẩm để mua sẽ khác nhau.

Bức ảnh đi chợ hé lộ 1 chi tiết nhiều người mắc phải, dù tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng nhưng vẫn bị phản đối- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Điều quan trọng nhất chính là phải tính toán kỹ lưỡng và mua đủ chứ không mua thừa, tránh gây lãng phí.

Sau khi mua đúng mức định lượng đã tính toán, bạn chỉ cần sơ chế và chia nhỏ thịt, rau củ theo nhu cầu ăn của từng bữa rồi cấp đông. Đến khi cần nấu thì lấy đúng khẩu phần của 1 bữa ra rã đông và chế biến. Bữa ăn vừa đủ chất, vừa đủ lượng. Không thừa, không gây lãng phí và cũng không tốn kém.

3 - Mùa nào, thức nấy

Nếu bạn chưa biết: “Mùa nào, thức nấy” là một trong những bí quyết tiết kiệm của người Nhật Bản. Việc này hàm ý khuyên bạn không nên ăn rau củ, trái cây trái mùa vì rau củ, trái cây trái mùa có thể không an toàn vì quá trình nuôi trồng có thể phải sử dụng hóa chất.

Việt Nam vốn là “thiên đường nhiệt đới”. Hè có vải, nhãn, bơ, mít, sầu riêng,... Đông có hồng, lựu, cam cao phong,... Chuối, bưởi, ổi, lê, dưa hấu,... thì quanh năm đều có. Nếu kinh tế chưa dư dả, cứ mùa nào thức nấy cũng có khối lựa chọn để đa dạng hóa trải nghiệm ăn uống, đâu cứ phải kiwi, nho Mỹ,... mới được, đúng không?

Link nội dung: https://doanhnhanasean.com/buc-anh-di-cho-he-lo-1-chi-tiet-nhieu-nguoi-mac-phai-du-tiet-kiem-tien-trieu-moi-thang-nhung-van-bi-phan-doi-a217923.html