Đi giữa trời rực rỡ đang là bộ phim Việt hot hit nhất nhì hiện nay. Bên cạnh nội dung mới lạ, bộ phim còn gây bão với "chemistry" đỉnh chóp của 2 nhân vật chính là Chải (do Long Vũ - con trai Vân Dung, sinh năm 2001 thủ vai) và Pu (do Ceri Thu Hà, sinh năm 2002 đảm nhận). Chải là thiếu gia bản, đem lòng si mê Pu, mục tiêu duy nhất của cuộc đời là lấy Pu làm vợ. Còn Pu lại là cô gái có ước mơ, không muốn lấy chồng sớm mà muốn rời bản xuống thành phố học đại học.
Cả hai nhân vật chính đã có màn vào vai "ngọt như mía lùi", đặc biệt là "trai bản chất" Chải. Vậy nên, nhiều người thắc mắc trước khi cùng đoàn phim lên bản để hóa thân thành nhân vật Chải - chàng trai say mê Pu như điếu đổ, Long Vũ có được đào tạo trong môi trường diễn xuất chuyên nghiệp không mà sao vào vai tự nhiên thế?
Chắc chắn rồi, câu trả lời là có và ngôi trường mà Long Vũ từng theo học đó chính là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
"Cái nôi" đào tạo ra nghệ sĩ nổi tiếng, dự kiến sẽ là trường trọng điểm quốc gia
Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội được thành lập vào ngày 17/12/1980, trụ sở của trường được đặt tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những đại học lâu đời ở Việt Nam, chịu trách nhiệm trong việc đào tạo và bồi dưỡng những học viên có năng khiếu trong các lĩnh vực như: Sáng tác (nhạc, văn học), Biểu diễn, Nghiên cứu, Lý luận - Phê bình, Kinh tế - Kỹ thuật và Công nghệ của các ngành nghệ thuật Sân khấu, Điện ảnh và Truyền hình...
Sau 44 năm thành lập và phát triển, trường đã đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý, những diễn viên tài năng, nhiều người trong số họ đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, đạt được thành tích cao trong các kỳ Hội diễn sân khấu, Liên hoan phim quốc gia và quốc tế... Đây là điểm xuất phát của rất nhiều nghệ sỹ nổi tiếng hiện nay, là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ mong muốn được bước vào con đường nghệ thuật.
Một số sinh viên nổi bật của trường có thể kể đến như: NSND Tự Long, NSND Xuân Bắc, ca sĩ Hoàng Thùy Linh, diễn viên Bình An, diễn viên Bảo Thanh...
Trong dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (trừ các trường thuộc Bộ Công an, Quốc phòng, các trường cao đẳng sư phạm), theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh sẽ trở thành trường đại học trọng điểm ngành quốc gia trong lĩnh vực nghệ thuật
Làm sao để thi vào trường?
Vì là trường về nghệ thuật, nên các bạn học sinh thi vào Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội sẽ phải tham gia vào bài thi năng khiếu. Tổng điểm thi bao gồm điểm năng khiếu chuyên môn (hệ số 2) cộng điểm học bạ môn Ngữ văn (đối với khối S1) hoặc điểm học bạ môn Toán (đối với khối S2).
Mỗi ngành/chuyên ngành đào tạo sẽ phải tham gia thi môn năng khiếu khác nhau. Ví dụ khi bạn đăng ký vào ngành đạo diễn, sản xuất nội dung số thì các sĩ tử sẽ trải qua một vòng thi với các môn: Môn 1 sẽ là xem phim, viết bài phân tích phim; Môn 2 sẽ là thi vấn đáp dựng ảnh liên hoàn theo chủ đề tự chọn và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thi.
Còn đối với những ngành/chuyên ngành thi 2 vòng như Biên kịch điện ảnh, ở vòng sơ tuyển, thí sinh sẽ thi viết kiến thức chung về văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật. Còn sang vòng chung tuyển, thí sinh sẽ thi 2 môn gồm: Viết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh; Vấn đáp về khả năng sáng tác kịch bản, hiểu biết về điện ảnh.
Hay đối với ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình, vòng sơ tuyển sẽ kiểm tra hình thể và tiếng nói: Thí sinh tự chuẩn bị và trình bày một bài hát, một bài thơ hoặc một đoạn văn xuôi. Tự chuẩn bị và biểu diễn một tình huống kịch không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút. Còn ở vòng chung tuyển, thí sinh sẽ biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2, thời gian không quá 10 phút. Ngoài ra, sĩ tử sẽ phải thể hiện các tình huống theo yêu cầu của BGK và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.
Điểm chuẩn xét tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cao nhất lấy mức 20,50 điểm (tổng điểm), cho các ngành: Đạo diễn sự kiện lễ hội và Nghệ thuật hóa trang. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất lấy 14 điểm (tổng điểm) là: Nhiếp ảnh báo chí. Một số ngành nghệ thuật truyền thống như: Diễn viên cải lương có điểm chuẩn là 15; Diễn viên chèo lấy điểm chuẩn 18 điểm (tổng điểm).
Điểm chuẩn các ngành hệ đào tạo đại học chính quy của Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội năm 2024:
Tổng hợp
Hoặc