* Trong lúc đang đợi xe buýt sau khi rời trung tâm mua sắm, tôi đứng cạnh 3 bà mẹ, có vẻ là bạn bè. Họ đang nói chuyện với 3 đứa con trạc tuổi nhau. Khoảng cách khá gần nên tôi có thể nghe khá rõ câu chuyện của họ. Thì ra, trong khi vào một quầy bánh kẹo, 3 đứa trẻ đã rủ nhau lén nhét một miếng sô-cô-la vào túi.
Có thể thấy, phản ứng khác nhau của 3 bà mẹ:
● Người mẹ đầu tiên mỉm cười che miệng con lại: "Suỵt, con hãy nhỏ tiếng đi. Nếu người khác phát hiện, họ sẽ bắt con". Chị cũng an ủi con rằng một miếng sô-cô-la nhỏ không đáng bao nhiêu tiền, cũng chẳng phải chuyện gì to tát, nhưng lần sau con đừng nên làm như vậy nữa.
● Người mẹ thứ hai nghe con nói vậy vậy, sắc mặt lập tức tối sầm , trở nên rất nghiêm khắc. Chị lớn tiếng khiển trách: "Sao con có thể làm như vậy? Con có biết là con đang ăn trộm không? Lúc nhỏ trộm kim, lớn lên trộm vàng, lỗi của con không bỏ qua được".
Giọng nói của chị rất to, thu hút sự chú ý của nhiều người xung quanh. Đứa trẻ cúi đầu xuống và nước mắt bắt đầu trào ra. Rõ ràng là cháu đang xấu hổ và sợ hãi. Người mẹ kéo con: "Về đi! Về nhà biết tay mẹ". Đứa trẻ khóc và hét lên: "Con không dám nữa!".
● Người mẹ thứ ba khẽ thở dài, ngồi xổm xuống nhìn con gái mình . Chị nhẹ nhàng nói: "Con à, chúng ta cần phải trả tiền chiếc kẹo này. Lấy đồ như vậy là không đúng. Con hiểu không?". Cô con gái gật đầu, vẻ mặt có chút bất an.
Người mẹ nói tiếp: "Bây giờ chúng ta đến gặp nhân viên cửa hàng, giải thích rõ ràng sự việc, trả tiền rồi xin lỗi họ, con thấy được không?". Cô bé gật đầu và nắm tay mẹ một cách lo lắng. Nhưng sau đó, cô bé lấy hết can đảm và cùng mẹ bước về quầy thu ngân.
Ba đứa trẻ cùng làm một việc sai trái đã nhận được những phản ứng khác nhau từ các bà mẹ.
Phản ứng khác nhau cũng ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống của trẻ
Cách xử lý khác nhau của 3 bà mẹ có thể có những tác động khác nhau đến sự phát triển và hình thành tính cách của trẻ trong tương lai.
① Người mẹ đầu tiên: Che đậy lỗi lầm
Người mẹ đầu tiên cảm thấy một miếng sô-cô-la nhỏ không có gì đáng nói nên nhẹ nhàng bỏ qua. Đứa trẻ có thể cảm thấy nhẹ nhõm nhất thời vì tránh được sự trừng phạt. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể cảm thấy bối rối và khó chịu vì trong thâm tâm biết rằng việc mình đang làm là sai nhưng lại không được hướng dẫn đúng cách.
Cách tiếp cận này có thể dạy trẻ tìm cách trốn tránh trách nhiệm khi mắc lỗi. Nếu điều đó xảy ra thường xuyên, trẻ có thể hình thành thói quen né tránh vấn đề thay vì đối mặt và giải quyết. Những thái độ như vậy có thể dẫn tới sự thiếu trách nhiệm và thiếu trung thực trong công việc cũng như các mối quan hệ ở tuổi trưởng thành.
②Người mẹ thứ hai: Lời buộc tội nặng nề
Bị mắng và gán cho cái mác "kẻ trộm" ở nơi công cộng khiến trẻ có thể ngay lập tức cảm thấy xấu hổ và sợ hãi. Kinh nghiệm này có thể giúp trẻ tránh mắc lại sai lầm tương tự trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, lời chỉ trích gay gắt này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ và khiến con cảm thấy mình là một đứa trẻ hư.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác hạ thấp về giá trị bản thân hoặc có hành vi nổi loạn hơn trong giai đoạn sau này. Vì trẻ có thể cảm thấy rằng dù thế nào đi nữa thì những kỳ vọng của cha mẹ cũng không thể được đáp ứng.
③Người mẹ thứ ba: Thấu hiểu và giáo dục đúng cách
Cách giáo dục của người mẹ khiến con gái cảm thấy lo lắng và bất an, nhưng đồng thời, cô bé cũng cảm nhận được sự ủng hộ và thấu hiểu của mẹ. Cách tiếp cận này giúp trẻ nhận ra lỗi lầm và học cách chịu trách nhiệm cũng như sửa chữa sai sót. Trong tương lai, đứa trẻ có thể trở thành một người có trách nhiệm và biết cách giải quyết vấn đề. Trong học tập, công việc và tương tác xã hội trong tương lai, trẻ có thể có khả năng xử lý những thách thức và xung đột tốt hơn một cách chín chắn và trung thực.
Mỗi phương pháp giáo dục đều có tác động tiềm tàng đến trẻ. Phương pháp giáo dục lý tưởng nên kết hợp giữa hướng dẫn và hỗ trợ, chỉ ra rõ ràng những sai sót, tạo cơ hội học tập và sửa chữa.
Nếu con bạn ăn trộm một miếng sô-cô-la trong siêu thị, bạn đồng tình với cách nuôi dạy con của bà mẹ nào trên đây?
Hoặc