5 sai lầm khi chọn, nấu và bảo quản trứng mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập vào cả gia đình

28/08/2024 12:30

Trứng có giá rẻ nhưng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu mắc phải những sai lầm này khi chọn, nấu và bảo quản trứng thì vừa uổng phí lại vừa nguy hiểm.

Tiến sĩ Chen Peirong, Phó Chủ tịch Liên đoàn Quốc gia các Hiệp hội Chuyên gia Dinh dưỡng Trung Quốc cho biết, trứng rất quen nhưng không phải ai cũng ăn, bảo quản đúng cách.

Ông khẳng định, dù mỗi loại trứng có hàm lượng dinh dưỡng, mùi vị khác nhau nhưng nhìn chung đây là thực phẩm giàu dưỡng chất. Có thể kể đến như protein, chất béo, nhiều loại vitamin (vitamin A, vitamin B2, vitamin B1…) khoáng chất (sắt, canxi…) cùng nhiều chất tốt cho sức khỏe khác.

Tuy nhiên, để tận dụng các chất này thì phải biết chọn, ăn và bảo quản trứng đúng cách. Ông nhắc nhở 5 sai lầm thường gặp nhất trong các quá trình này có thể mở đường cho vi khuẩn và bệnh tật xâm nhập như:

1. Bỏ qua bất thường trên vỏ trứng

“Nhiều người tranh cãi về việc trứng có vỏ màu trắng hau màu đỏ thì giàu dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên đây không phải vấn đề quan trọng, vì chất dinh dưỡng giữa chúng khác biệt không đáng kể. Điều quan trọng là có một số loại trứng chúng ta tuyệt đối không nên chọn mua thì lại ít người biết đến” - Tiến sĩ Chen nói.

5 sai lầm khi chọn, nấu và bảo quản trứng mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập vào cả gia đình- Ảnh 1.

Khi thấy vỏ trứng nứt vỡ, nấm mốc nhiều tốt nhất đừng ăn (Ảnh minh họa)

Ví dụ như trứng bị nứt vỏ, thậm chí dập vỡ nhỏ. Do vỏ trứng mỏng, dễ tổn thương nên trong quá trình đóng gói và vận chuyển. Sau khi vỏ trứng nứt ra, màng trứng trong vỏ trứng không còn khả năng bảo vệ trứng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong trứng, ăn phải sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của con người.

Hay trứng bị nấm nấm mốc, có nhiều đốm đen/nâu cũng không nên dùng để ăn. Vỏ trứng nhìn có vẻ kín gió nhưng thực ra nó là một cấu trúc lỏng lẻo không thể ngăn chặn hoàn toàn các chất ô nhiễm lạ xâm nhập vào bên trong trứng. Có dấu hiệu này rất có thể nó đã tiếp xúc với hơi ẩm hoặc mưa dẫn đến vi khuẩn xâm nhập.

Còn trứng bị đốm đen/nâu nhiều thường do gia cầm bị thiếu vitamin hoặc methionin, làm khả năng miễn dịch khi đẻ hình thành các đốm nâu trên vỏ trứng. Chúng cũng có thể được tạo ra nếu để quá lâu ngày, bị biến chất.

2. Loại trứng không tốt nhưng tưởng ăn nhiều bổ

Trứng lộn và trứng ấp dở (còn gọi trứng ung) được nhiều người cho là “đại bổ”. Tuy nhiên Tiến sĩ Chen cho biết, chúng không hề giàu dinh dưỡng hơn trứng bình thường bao nhiêu. Trong khi lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm.

Với trứng lộn, trong quá trình phát triển của phôi, phần lớn chất dinh dưỡng của trứng lộn đã được hấp thụ hết, giá trị dinh dưỡng còn lại không lớn chút nào. Nhưng nhìn chung nó vẫn giàu dinh dưỡng, nhiều người vì tẩm bổ mà ăn quá mức sẽ dẫn tới khó tiêu, dư thừa vitamin A, làm tăng lượng cholesterol tích tụ trong máu, gây ra các bệnh nguy hiểm về tim mạch, huyết áp.

Còn với trứng ấp dở thì không nên ăn. Tiến sĩ Chen cho biết: “Quá trình ấp nở của trứng bị chấm dứt một cách nhân tạo nên tiềm ẩn nguy cơ biến đổi chất, mất dinh dưỡng, nhiễm vi khuẩn, dễ hư hỏng. Ăn loại trứng này có nguy cơ ngộ độc cao, gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc nhiều căn bệnh nguy hiểm nếu ăn lâu ngày”.

3. Tưởng rằng trứng sống, chưa chín hẳn giàu dinh dưỡng hơn

Đây cũng là một quan niệm sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi ăn trứng. Họ cho rằng trứng sống thì còn nguyên dinh dưỡng nhưng điều này không đúng. Các nghiên cứ cho thấy dinh dưỡng trong trứng gà sống và trứng gà chín như nhau. Thậm chí nhiều chất trong trứng sẽ khó hấp thụ hơn, nó cũng dễ gây rối loạn tiêu hóa.

5 sai lầm khi chọn, nấu và bảo quản trứng mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập vào cả gia đình- Ảnh 2.

Ăn trứng sống, chưa chín kỹ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, trong trứng sống có chứa vi khuẩn Salmonella và các loại cúm gia cầm. nếu bạn thích trứng lòng đào thì kiểu trứng này cũng tương tự. Cách nấu chưa chín hẳn này sẽ không thể tiêu diệt hoàn toàn các loại virus, vi khuẩn gây bệnh như salmonella và cúm gia cầm trong trứng. Một khi cơ thể đã bị nhiễm Salmonella sẽ gây tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt, mất nước.... thậm chí nguy hiểm tính mạng.

4. Rửa trứng rồi mới bỏ vào tủ lạnh

“Nhiều người không biết rằng trứng sau khi được rửa sạch thì ở lớp vỏ đã mất đi màng bọc bảo vệ trứng khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn. Lúc này, nếu bỏ trứng vào tủ lạnh không chỉ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc khi ăn trứng mà còn dễ gây nhiễm khuẩn chéo các thực phẩm khác” - Tiến sĩ Chen nói.

Ông khuyến cáo mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn. Để bảo vệ trứng được lâu hơn và giữ an toàn cho sức khỏe khi ăn trứng, bạn không nên rửa sạch vỏ trứng mà có thể trực tiếp bảo quản ngay trong tủ lạnh sau khi bọc kín. Nếu trứng quá bẩn, hãy dùng tay hoặc khăn khô để làm sạch (tuyệt đối không dùng nước) rồi mới bọc kín và bỏ vào tủ lạnh. Dùng màng bọc thực phẩm là một lựa chọn tuyệt vời.

5 sai lầm khi chọn, nấu và bảo quản trứng mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập vào cả gia đình- Ảnh 3.

Chỉ nên rửa trứng ngay trước khi nấu, không rửa rồi bảo quản trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)

5. Các món nấu từ trứng bị để qua đêm

Tiến sĩ Chen cũng nhắc nhở mọi người không nên để trứng qua đêm sau khi nấu chín. Bởi trứng là món ăn rất giàu dinh dưỡng nên để qua đêm sẽ là một "miếng mồi ngon" cho các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển. Dù là bảo quản trong tủ lạnh - một nơi dễ tiềm ẩn vi khuẩn độc hại.

Trứng dễ nhiễm Salmonella trong khi nhiều kiểu chế biến không đủ điều kiện để giết chết loại vi khuẩn này. Tất cả các loại trứng, nhất là trứng chưa chín kỹ rất dễ bị biến tính. Thậm chí bảo quản không tốt có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm như E.coli.... Ăn vào sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa hoặc ngộ độc nghiêm trọng.

Ngoài ra, trứng là thực phẩm rất giàu protein nên để qua đêm dễ gây biến chất. Khi ăn vào khó tiêu hóa, tích tụ chất độc làm hại nhiều cơ quan nội tạng ngoài dạ dày như gan, thận, tuyến tụy. Tốt nhất là ăn trứng ngay sau khi nấu, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng trên 32 độ C. Ngay cả với tủ lạnh cũng không nên để trứng qua đêm.

Nguồn vả ảnh: Health GVM, Eat This