Mới đây, Maria Branyas Morera, cụ bà được mệnh danh là “người siêu thọ” đã qua đời ở tuổi 117. Trước đó, vào tháng 1/2023, tổ chức Kỷ lục Guiness thế giới đã công nhận bà là người cao tuổi nhất thế giới sau khi nữ tu người Pháp Lucile Randon qua đời ở tuổi 118.
Cụ bà Maria Branyas sinh ra tại San Francisco, Mỹ vào ngày 4/3/1907, sau một năm, gia đình đã di cư sang Tây Ban Nha. Bà đã trải qua 2 Thế chiến, nội chiến Tây Ban Nha và 2 đại dịch – đại dịch cúm năm 1918 và đại dịch Covid-19.
Sau khi sống tại Texas và New Orleans một thời gian, gia đình bà trở về quê hương Tây Ban Nha vào năm 1915 khi Thế chiến thứ nhất diễn ra. Người cha qua đời vì bệnh lao, bà Maria và mẹ bà định cư tại Barcelona.
Năm 1931, bà kết hôn với Joan Moret, một bác sĩ. Hai người làm việc cùng nhau để điều trị cho những người lính bị thương trong nội chiến Tây Ban Nha .Cặp đôi sống với nhau bốn thập kỷ cho đến khi chồng bà qua đời ở tuổi 72. Họ có ba người con - một trong số đó đã mất - 11 đứa cháu và nhiều người chắt.
Khác với phần đông người lớn tuổi, cụ Maria không có vấn đề về tim mạch và có trí nhớ vô cùng tốt. Cụ có thể kể lại những sự việc đã qua từ năm 4 tuổi một cách rõ ràng như thể chúng mới xảy ra ngày hôm qua.
Năm 2023, Rosa Moret, con gái út của bà cho biết mẹ mình chưa bao giờ phải nhập viện, chưa bao giờ bị gãy xương. Mẹ cô luôn khoẻ mạnh, và không hề bị đau đớn gì. Vào thời điểm cụ bà này qua đời, đại diện tổ chức Kỷ lục Guiness cũng chia sẻ rằng ngoài khiếm thính và gặp vấn đề về vận động, cụ Maria không gặp vấn đề về sức khoẻ nào khác.
Sinh thời, cụ bà này từng chia sẻ bí quyết để kéo dài tuổi thọ của mình. Dưới đây là 2 “chìa khoá” quan trọng.
Ăn sữa chua mỗi ngày, không ăn quá nhiều và không ăn kiêng
Chia sẻ về bí quyết sống lâu của mình, cụ Maria cho biết: “Tôi không bao giờ ăn quá nhiều, quá no nhưng tôi ăn mọi thứ và không tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nào cả. Mỗi ngày tôi cũng ăn một ít sữa chua để đẹp da và tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa”.
Việc ăn đủ, no 80% cũng chính là một trong những bí quyết trường thọ hàng đầu của người Nhật Bản. Nguyên tắc này dựa trên hiện tượng đã được khoa học chứng minh rằng dạ dày cần 20 phút để báo hiệu cho não về lượng thức ăn cơ thể đã hấp thụ. Khi đó, thay vì tiếp tục ăn cho đến lúc no căng, bạn hãy dừng lại khi vẫn còn hơi đói. Một lát sau, cơ thể sẽ thoải mái và dễ chịu hơn.
Việc mỗi ăn ăn 1 hộp sữa chua cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Cũng bởi vậy mà bà cụ không có quá nhiều vấn đề về tim mạch hay thể chất. Ăn sữa chua hàng ngày sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng còn cực kỳ tốt cho hệ miễn dịch biểu mô, hỗ trợ chăm sóc đẹp và đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh, kéo dài tuổi thọ.
Lạc quan, tránh xa tiêu cực
Chia sẻ trên mạng xã hội, cụ Maria từng viết rằng: “ Để sống được đến thời điểm này, tôi luôn hướng cuộc sống của mình trở nên tĩnh lặng, bình yên, không quá xô bồ và ồn ào. Tôi luôn gắng duy trì các mối quan hệ thật tốt đẹp và hạnh phúc với gia đình, người thân và bạn bè xung quanh mình.
Thay vì tuổi già cứ loanh quanh trong căn phòng với 4 bức tường, tôi thích ra ngoài và tiếp xúc với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành. Tôi cũng luôn cố gắng điều tiết cảm xúc của mình, giữ một tâm thế ổn định và thái độ tích cực, lạc quan trong mọi chuyện. Có nhiều người sẽ đem đến cho bạn cảm xúc tiêu cực, tuy nhiên hãy cố gắng tránh xa và giữ cho mình sự dễ chịu trong tinh thần”.
Thật vậy, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những người có tính cách vui vẻ, lạc quan có thể khoẻ mạnh và sống lâu hơn vì ít phải đối phó với những tình huống căng thẳng. Lý do xuất phát từ việc những người lạc quan, vui vẻ có thể thúc đẩy các thói quen lành mạnh, tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng. Đặc biệt, chức năng trao đổi chất tốt hơn, ít bị kháng insulin, viêm nhiễm. Những người lạc quan thường duy trì lối sống tích cực, năng vận động lại ít hút thuốc hơn, ít lạm dụng rượu bia, có chế độ ăn uống hợp lý nên có trọng lượng cơ thể ở ngưỡng tốt…. Những đặc điểm này chính là chìa khóa cho sức khỏe và tuổi thọ.
Hoặc