Người xưa có câu nói hay: "Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra". Nếu một người có thể kiểm soát được lời nói thì thông thường người đó có thể kiểm soát được cả cuộc đời mình.
Chỉ khi biết điều gì nên nói, điều gì không nên nói, điều gì nên nói trong dịp nào thì chúng ta mới có thể tránh được những rắc rối không đáng có. Ở khía cạnh giáo dục gia đình, cha mẹ thận trọng trong lời nói và hành động là sự tu dưỡng và trí tuệ cảm xúc cao, ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời con cái.
Những bậc cha mẹ thực sự thông minh biết cách giữ kín và sẽ không tùy ý khoe khoang ba khía cạnh này của con mình.
01 Đừng lúc nào cũng khoe khoang thành tích học tập của con
Một người kể: Con của bạn mình có thành tích học tập rất tốt và luôn đứng đầu trong mọi kỳ thi. Người mẹ vui mừng đến mức luôn ca ngợi, kể lể đủ kiểu về con gặp mọi người. Lúc đầu, khi nghe những lời khen này, đứa trẻ cảm thấy rất vui và tự hào. Nhưng dần dần, con càng trở nên căng thẳng hơn. Trước mỗi kỳ thi, đều vô cùng lo lắng, sợ bố mẹ sẽ xấu hổ nếu mình thi trượt.
Trong một kỳ thi, đứa trẻ có thành tích bất thường và điểm số của cậu không đạt yêu cầu. Người mẹ rất thất vọng, không khỏi phàn nàn vài câu, khiến đứa trẻ cảm thấy mình là người thất bại, từ đó chản nản, mệt mỏi.
Thể hiện quá mức có thể khiến trẻ kiêu ngạo hoặc lo lắng, sức khỏe tinh thần của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ cảm thấy giá trị của chúng dựa trên điểm số. Một khi điểm số không tốt, chúng sẽ cảm thấy như mất đi tất cả.
Thành tích là dấu ấn cho sự trưởng thành của trẻ, không phải thứ để cha mẹ khoe khoang. Thỉnh thoảng bạn có thể chia sẻ 1 chút, nhưng đừng lúc nào cũng đem thành tích ra để làm chiến tích. Mọi tiến bộ của trẻ đều đáng được khen ngợi. Đừng lúc nào cũng tập trung vào điểm số.
02 Đừng khen ngợi tài năng của con ở mọi nơi
Trẻ em có tài năng đặc biệt là điều tốt. Nhưng cha mẹ nên nhớ, việc cho trẻ học các môn năng khiếu là cách để trẻ hoàn thiện bản thân và giải tỏa căng thẳng chứ không phải để thỏa mãn sự phù phiếm của chúng ta.
Cách khen con đúng là khen những nỗ lực và công sức trẻ bỏ qua, càng khen cụ thể những gì trẻ làm thì càng tốt. Ví dụ: Khi trẻ chơi bóng rổ, người mẹ quan sát bên cạnh, nếu trẻ ném bóng lọt vào rổ, hãy khen là "mẹ thấy con ném giỏi đấy, đứng từ xa mà vẫn ném trúng". Bằng cách này, trẻ cảm thấy rằng mình đã rất cố gắng để ném bóng vào rổ, nhờ đó trẻ thêm tự tin và quyết tâm chơi bóng rổ tốt hơn.
Ngoài ra, trong quá trình giúp trẻ hình thành sự tự tin, cha mẹ tránh uốn nắn quá mức, không để trẻ tự phụ.
03 Đừng khoe khoang sự riêng tư của con
Trong chương trình tạp kỹ "Youth Talk", một cô gái đã dũng cảm đứng trên sân khấu, khóc và hét lên với mẹ trên khán đài.
Hóa ra mẹ luôn kể cho người thân, bạn bè những điều đáng xấu hổ về tuổi thơ của con, chẳng hạn như những lời ngô nghê khi con mọc chiếc răng đầu tiên, và việc con quá nhút nhát khi biểu diễn trên sân khấu. Mỗi lần mẹ nói chuyện này trước mặt mọi người, cô gái cảm thấy vô cùng xấu hổ. Cô cảm thấy mình như một đồ vật bị trưng bày không có chút riêng tư nào. Những giọt nước mắt của cô đầy đau buồn và bất lực trước cách hành xử của mẹ.
Theo quan điểm của người mẹ, đó chỉ là những chủ đề trò chuyện thú vị, những tiếng cười trong các bữa tiệc. Nhưng đối với cô gái, nó lại bị tổn thương hết lần này đến lần khác.
Trẻ em cũng có sự riêng tư, lòng tự trọng riêng và muốn được tôn trọng.
Cha mẹ vô tình bêu xấu con sẽ khiến trẻ mất niềm tin và cảm thấy mình không có cảm giác an toàn. Những tâm tư lẽ ra có thể chia sẻ với cha mẹ lại thường bị chôn sâu trong lòng vì sợ bị kể xấu lần nữa.
Những bậc cha mẹ khôn ngoan đều hiểu rằng gia đình là nơi trú ẩn của tình yêu chứ không phải là để khoe khoang, đem con cái để "dát huy chương" lên vai mình.
Hoặc