Gen Z Singapore chán làm thêm ở quán cà phê

17/11/2024 08:30

Mức lương thấp và tính chất công việc lặp đi lặp lại tại các cửa hàng F&B và bán lẻ khiến nhiều nhân lực trẻ Singapore tìm kiếm cơ hội làm thêm chất lượng cao hơn.

Nhà hàng thức ăn nhanh và các chuỗi cửa hàng bán lẻ đang lao đao vì thiếu nhân viên trẻ. Ảnh minh họa: @mooneridn.

Vincent Seah (21 tuổi) từng làm đầu bếp sushi bán thời gian khi mới 16 tuổi để kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm.

Tuy nhiên, công việc lặp đi lặp lại với cường độ cao, đặc biệt là trong giờ cao điểm, khiến Seah cảm thấy khó khăn để theo kịp. Giờ làm việc bán thời gian cũng không linh hoạt, yêu cầu tối thiểu 3 ngày một tuần.

"Từ đó, tôi bắt đầu tìm kiếm những công việc mang lại sự chủ động và phù hợp hơn với ngành học của mình", anh chia sẻ.

Hiện Seah làm huấn luyện viên và đại sứ thương hiệu cho 2 phòng tập thể hình, với nhiệm vụ tiếp thị trên mạng xã hội và quản lý phòng tập.

Công việc mới không yêu cầu số giờ tối thiểu, lương cao hơn so với ngành F&B, đồng thời cho phép anh theo đuổi đam mê thể thao và kết nối với cộng đồng.

Giống như Seah, nhiều người trẻ hiện nay đang có xu hướng "quay lưng" với các công việc bán thời gian trong ngành F&B (dịch vụ ăn uống) và bán lẻ. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường phụ thuộc vào lao động bán thời gian do yêu cầu kỹ năng tương đối thấp, theo CNA.

lam them quan ca phe, lam them quan an,  cong viec lam them,  sinh vien lam them,  Gen Z sinh nam anh 1lam them quan ca phe, lam them quan an,  cong viec lam them,  sinh vien lam them,  Gen Z sinh nam anh 2
lam them quan ca phe, lam them quan an,  cong viec lam them,  sinh vien lam them,  Gen Z sinh nam anh 3

Công việc lao động chân tay, lặp đi lặp lại và có phần nhàm chán, thường thấy trong ngành F&B và bán lẻ không còn hấp dẫn người lao động trẻ và sinh viên. Ảnh minh họa: Untitled Espresso.


Ưu tiên công việc bán thời gian 'chất lượng cao'

Người lao động trẻ ngày nay không chỉ quan tâm đến mức lương và thời gian linh hoạt khi tìm kiếm việc làm thêm, mà còn mong muốn có những trải nghiệm bổ ích và sử dụng thời gian hiệu quả.

H Sim (17 tuổi), sinh viên bách khoa, chia sẻ rằng cậu chọn làm nhân viên hành chính tạm thời tại một bệnh viện để tránh tiếp xúc với khách hàng vì "nghe nói" công việc dịch vụ khách hàng khá mệt mỏi.

Tương tự, Ow Fu Yang (19 tuổi), đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, ưa thích công việc giữ trẻ hơn vì "thích tương tác với trẻ em" và cảm thấy "tuyệt vời khi thấy chúng phát triển từng ngày". Anh cho rằng công việc trong ngành bán lẻ và F&B "lặp đi lặp lại và mệt mỏi".

Vincent Koh lại tìm thấy niềm vui và thu nhập cao khi làm huấn luyện viên đạp xe. Công việc này cho phép sinh viên đại học 24 tuổi chủ động sắp xếp lịch trình, kiếm được số tiền tương đương một ca làm việc toàn thời gian tại nhà hàng chỉ với vài lớp học.

lam them quan ca phe, lam them quan an,  cong viec lam them,  sinh vien lam them,  Gen Z sinh nam anh 4lam them quan ca phe, lam them quan an,  cong viec lam them,  sinh vien lam them,  Gen Z sinh nam anh 5
lam them quan ca phe, lam them quan an,  cong viec lam them,  sinh vien lam them,  Gen Z sinh nam anh 6

Các doanh nghiệp F&B và bán lẻ đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động trẻ. Ảnh minh họa: xiaohongshu.


Doanh nghiệp F&B đau đầu

Giới trẻ ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về mục đích của việc làm thêm.

Vincent Seah, huấn luyện viên thể hình, cho biết công việc giúp anh xây dựng các mối quan hệ trong ngành thể thao. Alex Chan (24 tuổi), sinh viên ngành kinh doanh tại Đại học RMIT, chọn làm thêm tại quán cà phê vì đam mê tương tác với khách hàng và muốn trau dồi kỹ năng bán hàng, giao tiếp.

Ngược lại, một số người trẻ lại xem công việc bán thời gian là cơ hội để trải nghiệm những điều mới mẻ. Như sinh viên điều dưỡng Hannah Soon (22 tuổi) chọn làm thêm trong ngành bán lẻ thay vì bệnh viện vì muốn có trải nghiệm khác biệt.

Tương tự, Nur Fitri Elyana, sinh viên năm cuối 21 tuổi, hiện làm nhân sự quảng bá sự kiện để khám phá các công việc khác nhau và trau dồi kỹ năng mềm trước khi ra trường.

Song, xu hướng này đang ngày càng phổ biến, khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải đau đầu. Theo CNA TODAY, một số chủ doanh nghiệp cho biết tình trạng này đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nhân lực kinh niên mà họ đang phải đối mặt, thậm chí gây lo ngại về sự tồn tại của chính doanh nghiệp.

lam them quan ca phe, lam them quan an,  cong viec lam them,  sinh vien lam them,  Gen Z sinh nam anh 7

Ow Fu Yang từng làm dịch vụ trông trẻ bán thời gian. Ảnh: Nuria Ling/CNA.

Aminurrashid Hasnordin, bếp trưởng và đồng sáng lập doanh nghiệp F&B The Social Outcast (Singapore), cho biết việc thu hút lao động trẻ làm bán thời gian ngày càng khó khăn trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Andrew Chan, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Singapore, cho biết sinh viên ngày nay có ít thời gian làm thêm do tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.

Để thu hút nhân lực, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các chính sách hấp dẫn như tuần làm việc 4 ngày, tiền thưởng đăng ký, phúc lợi sức khỏe.

The Social Outcast đã phải thay đổi mô hình kinh doanh do thiếu nhân lực. Aminurrashid Hasnordin lo ngại rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, nhiều cửa hàng F&B sẽ phải đóng cửa.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.

Bạn đang đọc bài viết "Gen Z Singapore chán làm thêm ở quán cà phê" tại chuyên mục Tài chính.