Một vật dụng quen thuộc như đũa nếu chọn sai loại, dùng sai cách cũng có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Ngay cả khi món ăn của bạn vô cùng ngon miệng, bổ dưỡng nhưng dùng 5 loại đũa dưới đây để ăn thì có thể chẳng khác nào đang ăn “thuốc độc”. Sau khi đọc xong bài viết này, hãy tự kiểm tra trong nhà mình có một trong số chúng hay không. Nếu có, hãy thẳng tay vứt bỏ ngay trước khi bệnh tật ùn ùn kéo đến.
1. Đũa nhựa, nhất là khi dùng gắp món nóng
Đũa nhựa, đặc biệt là loại kém chất lượng, có thể chứa các hóa chất độc hại như BPA (bisphenol A) và phthalates. Đồng thời, chúng cũng không bền, dễ bị nứt hay gãy và có thể phân tán vi nhựa vào trong đồ ăn. Đũa nhựa cũng khó làm sạch, không thể khử trùng hiệu quả như các loại đũa khác trong khi khả năng chịu nhiệt rất kém. Nếu dùng với đồ ăn nóng hoặc có tính axit sẽ thôi ra các chất độc hại nhanh hơn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và môi trường, nên hạn chế sử dụng đũa nhựa, đặc biệt là loại dùng một lần.
2. Đũa giả sứ, nguy hiểm hơn khi dùng ở nhiệt độ cao
Đũa giả sứ thường được làm từ các vật liệu kém chất lượng và được trang trí bằng lớp men không đạt tiêu chuẩn. Những lớp men này có thể chứa hóa chất độc hại như chì và cadmium. Dù sử dụng với món nguội mà có tính axit hay các món nóng sẽ dẫn tới lớp men này bị phân hủy, giải phóng các kim loại nặng vào thực phẩm, gây nguy cơ ngộ độc hoặc các vấn đề sức khỏe lâu dài. Ngoài ra, đũa giả sứ có độ bền kém, dễ bị nứt hoặc vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các chất độc hại tích tụ trong các vết nứt.
3. Đũa tre, gỗ bị mốc hoặc dùng quá lâu
Bất cứ loại đũa nào bị mốc cũng cần vứt bỏ ngay lập tức, đặc biệt là đũa tre và đũa gỗ. Các nấm mốc này không thể rửa sạch bằng cách thông thường. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm mà có nấm mốc chứa chất độc Aflatoxin gây ung thư, ngộ độc, tử vong do suy gan, suy thận cấp. Ngay cả khi đũa tre, gỗ không nấm mốc cũng nên thay mới định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Bởi nấm mốc có thể không thấy được bằng mắt thường. Trong khi chất liệu tre, gỗ dễ ngấm nước, xước và thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc.
4. Đũa bị trầy xước nhiều, nứt vỡ
Đũa bị trầy xước nhiều hoặc nứt vỡ thường không phải là lựa chọn an toàn cho sức khỏe. Các vết trầy xước có thể chứa vi khuẩn và vi sinh vật, dễ dàng phát triển trong những khe hở này, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng. Khi đũa bị nứt vỡ, chúng có thể không chỉ gây khó khăn trong việc gắp thức ăn mà còn tạo ra các mảnh vỡ có thể rơi vào thực phẩm, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Hơn nữa, đũa bị trầy xước và nứt vỡ cũng có thể tiết ra các chất độc hại từ vật liệu tạo nên chúng, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thực phẩm có tính axit.
5. Đũa inox chất lượng kém
Đũa inox bền, dễ làm sạch, không mốc nhưng giá thành thường cao. Nhưng thực tế, vì kém hiểu biết hoặc muốn tiết kiệm mà không ít người lại dùng đũa inox chất lượng kém. Đũa inox chất lượng kém thường chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng như chì, cadmium và niken. Khi tiếp xúc với thức ăn, nhất là đồ ăn nóng hay có tính axit thì những chất này có thể phai ra và xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến nhiều bệnh tật nghiêm trọng. Chất liệu inox giữ nhiệt tốt nhưng cũng dễ gây bỏng khi dùng với món nóng, dễ làm thay đổi mùi vị món ăn.
Nguồn và ảnh: NetEase Health, Sohu
Hoặc