Kẹo cau đắt gấp hàng chục lần cau tươi
Ở Việt Nam, cây cau khá quen thuộc với người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ loại quả này lại khá hẹp. Bởi, chúng chỉ được sử dụng trong các đám cưới hỏi, tục ăn trầu, là thức quả được mua về thắp hương trong những ngày lễ Tết. Tuy nhiên nhiều năm nay, Trung Quốc mua cau của nông dân Việt.
Những ngày vừa qua cụm từ "cau đắt như vàng, cau tăng giá kỷ lục, giá cau lao dốc",... trở thành các từ khoá "hot", bởi Trung Quốc đẩy mạnh gom mua về làm nguyên liệu sản xuất kẹo mới lạ.
Ở quốc gia tỷ dân này, cau được sử dụng như một vị thuốc quý. Trong Đông y, cau là vị thuốc để chữa một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá, ngăn ngừa thiếu máu, chữa dị ứng ngoài da...
Ngoài ra, cau non còn được sử dụng để làm kẹo. Loại kẹo này rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là vùng lạnh nhờ có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể, theo Vietnamnet.
Đáng chú ý, người Trung Quốc mua cau của Việt Nam với giá rẻ để đem về sản xuất kẹo cau. Sau đó, mặt hàng này lại được các đầu mối nhập về bày bán tại chợ Việt với giá rất đắt đỏ.
Cụ thể, trên các sàn thương mại điện tử, kẹo cau Trung Quốc được rao bán la liệt với giá phổ biến từ 60.000-200.000 đồng/gói, tùy trọng lượng và thương hiệu. Nếu tính theo cân, 1kg kẹo cau có giá khoảng 3-3,3 triệu đồng tuỳ loại.
Nhiều người thắc mắc qảu cau vị khó ăn thì khi chế biến thành kẹo vị như thế nào. Thực tế kẹo được làm từ cau, ăn có vị ngọt the gần giống kẹo gừng. Kẹo có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể. Nhưng người bán cũng lưu ý, không nên nuốt bã kẹo sau khi nhai.
Những lợi ích tuyệt vời của quả cau đối với sức khỏe
Có thể điều trị giun sán: Trong y học cổ truyền, hạt cau từ lâu đã được xem là một "vũ khí" lợi hại trong cuộc chiến chống lại giun sán đường ruột. Thành phần chính tạo nên công dụng đặc biệt này chính là arecoline.
Hỗ trợ tiêu hóa: Trong quả cau giàu hàm lượng chất xơ và được ví như một "chất xúc tác" tự nhiên cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, thức ăn được đẩy đi một cách đều đặn, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng và lên men gây ra các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu.
Đồng thời, chất xơ cũng đóng vai trò như một "chổi quét" làm sạch đường ruột, loại bỏ các chất thải và độc tố, góp phần bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Kháng khuẩn hiệu quả: Thực tế các hợp chất tanin trong quả cau có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Chúng có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và đường ruột, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Tốt cho răng miệng: Có thể nhiều người không biết nước chiết xuất trong hạt cau có tác dụng gây ức chế các vi khuẩn có hại ở khoang miệng, giúp làm sạch các mảng bám trên răng. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh như đau răng, hôi miệng, viêm lợi… một cách hiệu quả, duy trì một hàm răng đẹp, chắc khỏe.
Cải thiện trí nhớ: Theo Kinh tế & Đô thị trong quả cau có chất Arecoline, một hợp chất alkaloid có trong hạt cau, không chỉ nổi tiếng với tác dụng trị giun sán mà còn có khả năng tác động tích cực lên hệ thần kinh trung ương.
Khi vào cơ thể, arecoline tương tác với các thụ thể nicotinic, kích thích sự truyền dẫn xung thần kinh và tăng cường hoạt động của các vùng não liên quan đến trí nhớ và sự tập trung.
Nhờ đó, arecoline giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, đặc biệt hữu ích cho những người làm việc trí óc.
Giảm đau rất nhanh: Hạt cau, từ lâu đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc giảm đau tự nhiên hiệu quả. Các hợp chất có trong hạt cau có khả năng ức chế các tín hiệu đau truyền đến não, giúp giảm cảm giác đau nhức. Đồng thời, hạt cau còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, từ đó làm dịu các cơn đau.
Quả cau tuy tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng quá mức hoặc không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, theo đó để bảo vệ sức khỏe nên sử dụng ở lượng vừa phải.
Hoặc