Trong số các loại rau lá, rau khoai lang thường bị bỏ qua trong chế độ ăn hàng ngày. Ít ai biết, loại rau này được mệnh danh là "nhân sâm đất" của người Việt. Giá trị dinh dưỡng của nó thậm chí vượt xa cả rau bina, cần tây...
Rau khoai lang không chỉ giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ mà còn giàu chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dù xào hay nấu, luộc, rau khoai lang đều mang lại hương vị độc đáo.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100g rau khoai lang chứa 2,6g protein, 2,8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin B6, nhiều khoáng chất canxi, phốt pho, sắt, nước và lượng calo thấp. Loại rau bổ dưỡng nhưng ít calo, giàu chất xơ rất tốt cho người muốn giảm cân.
Theo BS đông y Nguyễn Hữu Trường (làm việc tại TP.HCM), trong Đông y, rau khoai lang là vị thuốc bổ cho tỳ vị, mật, thận, thị lực và có tác động tốt đến chức năng điều hòa khí huyết cho nam nữ mắc bệnh sản khoa.
Loại rau này có khả năng hỗ trợ điều trị táo bón cực tốt. Giá trị dinh dưỡng của nó thậm chí còn hơn cả củ khoai lang mà chúng ta vẫn hay ăn.
Mặc dù vậy, ăn rau khoai lang không đúng cách có thể gây hại thận, dẫn đến tình trạng sỏi thận, suy thận và nhiều bệnh thận khác.
Vì sao ăn rau khoai lang thường xuyên có thể gây suy thận?
Theo BS Đỗ Thị Tuyết (Viện Dinh dưỡng lâm sàng), hàm lượng canxi trong rau khoai lang tương đối cao. Việc ăn nhiều và thường xuyên sẽ gây dư thừa canxi, dẫn đến sỏi thận.
Chưa hết, rau lang chứa oxalic, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận nên không thể ăn thường xuyên.
Rau khoai lang cũng chứa lượng kali cao. Khi ăn quá nhiều rau khoai lang, lượng kali trong cơ thể có thể tăng lên mức không an toàn, gây áp lực lên thận. Người ăn thậm chí có thể dẫn đến suy thận trong trường hợp thận không thể lọc và loại bỏ kali hiệu quả khỏi máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh thận mãn tính hoặc những người có chức năng thận kém.
Vì những lý do đó, khi ăn rau khoai lang, bạn cần chú ý ăn đúng cách để nạp dinh dưỡng, tránh tác hại sức khỏe không mong muốn.
Những lưu ý khi ăn rau khoai lang tránh gây sỏi thận, suy thận và các bệnh khác
1. Không ăn quá nhiều, thường xuyên
Rau khoai lang ngon bổ, có nhiều ở làng quê Việt nhưng không vì thế mà chúng ta ăn quá nhiều, thường xuyên. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn 2-3 bữa rau khoai lang, mỗi lần ăn không quá 100g.
Đối với người có vấn đề về thận, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng tiêu thụ cho phù hợp, tránh hại sức khỏe.
2. Chế biến rau khoai lang đúng cách
Bạn không nên ăn rau khoai lang sống vì không tốt cho tiêu hóa, không đảm bảo tính nhuận tràng, thậm chí gây táo bón.
Bạn nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn rau lang. Không nên chế biến rau khoai lang với nhiều loại gia vị, dầu mỡ vì có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim mạch.
3. Rửa sạch rau khoai lang trước khi ăn
Trước khi ăn, bạn cần rửa sạch rau khoai lang để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất bám trên lá rau.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm nguồn rau đảm bảo, tránh phun thuốc để hạn chế tối đa nguy cơ nạp dư lượng thuốc độc hại vào cơ thể.
4. Thận trọng sử dụng rau khoai lang trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này giúp bạn đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm nào đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
(Ảnh minh họa: Internet)
Hoặc