Loại rau nấu lên nhớt nhớt nhưng giá đắt ngang thịt, bổ như nhân sâm, đàn ông ăn sẽ sung mãn chuyện vợ chồng

22/11/2024 00:02

Loại rau này khi sống có ngoại hình hơi giống rau ngót, khi nấu lên hơi nhớt nhớt nhưng lại "đại bổ", được nhiều người ca ngợi rằng "bổ như sâm".

- Lợi ích của rau chùm ngây?

- Rau chùm ngây làm thuốc như thế nào?

- Lưu ý khi sử dụng rau chùm ngây.

Loại rau nấu lên nhớt nhớt nhưng giá đắt ngang thịt, bổ như nhân sâm, đàn ông ăn sẽ sung mãn chuyện vợ chồng- Ảnh 1.

Rau chùm ngây đã xuất hiện từ hàng ngàn năm tại các nền văn minh cổ như Ấn Độ, Hy Lạp, Ý.

Ở Việt Nam, rau chùm ngây từng được xem là một loại rau dại. Tuy nhiên, vài năm gần đây, loại rau này đã trở thành "thực phẩm vàng" nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội.

Rau chùm ngây đã xuất hiện từ hàng ngàn năm tại các nền văn minh cổ như Ấn Độ, Hy Lạp, và Ý. Trong những nền văn hóa này, cây chùm ngây được mệnh danh là "cây vạn năng" bởi toàn bộ cây đều hữu dụng. Loại rau này khi sống có ngoại hình hơi giống rau ngót, khi nấu lên hơi nhớt nhớt nhưng lại "đại bổ", được nhiều người ca ngợi rằng "bổ như sâm".

Loại rau nấu lên nhớt nhớt nhưng giá đắt ngang thịt, bổ như nhân sâm, đàn ông ăn sẽ sung mãn chuyện vợ chồng- Ảnh 2.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), rau chùm ngây là kho dinh dưỡng quý báu. Đặc biệt:

- Vitamin C: Rau chùm ngây giàu vitamin gấp 7 lần cam.

- Vitamin A: Chùm ngây gấp 4 lần cà rốt.

- Canxi: Gấp 4 lần sữa.

- Protein: Gấp 2 lần sữa chua.

- Sắt: Gấp 4 lần cải bó xôi.

Không chỉ bổ dưỡng, chùm ngây chứa hợp chất zeatin, có tác dụng chống lão hóa, phòng chống ung thư và cải thiện sức khỏe làn da. Ngoài ra, rau còn được coi là "bài thuốc" tốt cho sức khỏe sinh lý của đàn ông, giúp sung mãn chuyện vợ chồng.

Đặc biệt, rau chùm ngây có khả năng giải độc rất tốt nên có tác động tích cực đến thận và gan của gia đình.

Những cách sử dụng rau chùm ngây làm thuốc, làm đẹp

1. Trị cảm sốt, ho, viêm tiết niệu

Lá chùm ngây, dây mảnh bát, cỏ mần trầu, cỏ nhọ nồi (20g mỗi loại).

Cách làm: Sắc uống 1 thang/ngày.

2. Giảm suy nhược, ổn định huyết áp, đường huyết

150g lá chùm ngây tươi, 300ml nước sôi, 2 muỗng mật ong.

Cách làm: Xay nhuyễn lá chùm ngây, lọc lấy nước, pha với mật ong, uống 3 lần/ngày.

Loại rau nấu lên nhớt nhớt nhưng giá đắt ngang thịt, bổ như nhân sâm, đàn ông ăn sẽ sung mãn chuyện vợ chồng- Ảnh 3.

Rau chùm ngây có khả năng giải độc rất tốt nên có tác động tích cực đến thận và gan của gia đình.

3. Hỗ trợ giảm cholesterol, lipid máu

100g rễ chùm ngây tươi hoặc 30g rễ khô.

Cách làm: Sắc với 1 lít nước trong 15 phút, chia uống trong ngày.

4. Dưỡng da, trị nám, mụn

Nguyên liệu: 20g lá chùm ngây tươi, dầu hạt chùm ngây. Cách làm: Giã nhuyễn, trộn dầu, đắp mặt 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút.

5. Tăng cường sinh lý

Nguyên liệu: 100g hoa hoặc quả chùm ngây.

Cách làm: Sắc uống hoặc ngâm rượu dùng.

6. Bồi bổ phụ nữ sau sinh

Nguyên liệu: 100g rễ chùm ngây sao vàng, 250ml nước. Cách làm: Sắc còn 100ml, uống trong ngày.

Những cách sử dụng rau chùm ngây trong cuộc sống hàng ngày:

- Rau sống: Lá chùm ngây có thể trộn ăn sống như rau xà lách.

- Nấu canh: Lá chùm ngây 100g, thịt bò (hoặc thịt lợn) 50g, nấu canh ăn hoặc lá chùm ngây 100g, nấm hương 50g, nấu canh ăn.

- Nước sinh tố: Lá chùm ngây 20g, cà phê 02 muỗng, sữa vừa đủ. Xay thành sinh tố uống.

Lưu ý khi sử dụng rau chùm ngây

Không dùng cho phụ nữ mang thai: Rau có thể gây co bóp tử cung. Không ăn vào buổi tối: Gây mất ngủ.

Không dùng quá nhiều cho trẻ nhỏ: Chỉ nên ăn 20–30g/lần, 3 lần/tuần để tránh thừa dinh dưỡng.