Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, bất ngờ "hồi sinh" sau 172 năm tuyệt chủng

16/10/2024 12:12

Các nhà khoa học đã hết sức kinh ngạc khi phát hiện đây là một loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh.

Một loài chim quý hiếm bậc nhất bất ngờ xuất hiện trở lại trong rừng nhiệt đới Borneo, Indonesia vào năm 2021. Đáng nói, loài chim được coi là tuyệt chủng sau 172 năm – một nhóm bảo tồn chim vừa cho biết.

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, bất ngờ "hồi sinh" sau 172 năm tuyệt chủng- Ảnh 1.

Vô tình thấy loại chim quý hiếm này, một tổ chức từ thiện bảo tồn chim có trụ sở tại Vương quốc Anh có tên Câu lạc bộ Chim phương Đông cho biết trong một báo cáo rằng con Khướu lông nâu đen (Malacocincla persicillata) được các chuyên gia coi là "bí ẩn lớn nhất trong các loài chim ở Indonesia" đã được 2 người dân địa phương ở tỉnh Nam Kalimantan, Indonesia tìm thấy.

Cụ thể trong báo cáo nêu rõ ông Muhammad Suranto và ông Muhammad Rizky Fauzan đang thu hái lâm sản ở một khu vực không xa nơi họ sinh sống thì tình cờ bắt gặp một loài chim lạ. Họ đã bắt được và thả nó sau khi chụp một số bức ảnh.

Khi thấy loài chim "lạ" ông Suranto và ông Fauzan đã liên hệ với các nhóm quan sát chim địa phương là BW Galeatus và Birdpacker. Sau đó những con chim này được xác nhận là khướu đen.

"Cảm giác thật khó tả khi có thể tìm thấy một loài chim được các chuyên gia cho là đã tuyệt chủng. Khi tìm thấy nó, chúng tôi không ngờ nó lại đặc biệt đến vậy. Chúng tôi nghĩ đó chỉ là một loài chim nào đó chưa từng xuất hiện", Câu lạc bộ Chim phương Đông cho biết.

Được biết, khướu lông nâu đen được nhà điểu học người Pháp Charles Lucien Bonaparte mô tả vào năm 1850 dựa trên một mẫu vật được nhà địa chất học và tự nhiên học người Đức Carl A.L.M Schawaner thu thập vào những năm 1840 trong các chuyến thám hiểm của mình đến Đông Ấn.

Theo câu lạc bộ, kể từ đó, không có mẫu vật hay sự xuất hiện nào được báo cáo và nguồn gốc của của nó được coi là điều bí ẩn.

Ông Panji Gusti Akbar của nhóm Birdpacker cho biết Khướu lông nâu đen đến từ đông nam Borneo và khám phá này cho thấy chúng vẫn tiếp tục tồn tại bất chấp nạn phá rừng và sự chuyển đổi môi trường sống đáng kể ở khu vực ít được biết đến này. Do đó, rất có thể nó đang bị đe dọa nghiêm trọng do mất môi trường sống.

Các nhà nghiên cứu cho biết, dù loài chim này đã biến mất khoảng 172 năm nhưng họ rất ngạc nhiên khi thấy nó vẫn sống sót, nhưng họ cũng lo lắng vì không biết những loài chim này có thể sống sót được bao lâu nếu không có sự giúp đỡ.

Theo AFP thông tin về khướu mày đen - với bộ lông nâu và xám rất ít ỏi. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sớm trở lại nơi phát hiện con chim để tìm hiểu thêm.