Người có đường huyết cao nên nhớ "4 loại thịt kiểm soát lượng đường, 2 loại thịt gây hại" để tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm

08/09/2024 00:02

Người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn thịt, nhưng với điều kiện cần kiểm soát kỹ lưỡng loại thịt và cách chế biến.

Người có đường huyết cao nên nhớ "4 loại thịt kiểm soát lượng đường, 2 loại thịt gây hại" để tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm- Ảnh 1.

Nhiều người cho rằng muốn kiểm soát đường huyết thì phải bỏ ăn thịt hoàn toàn. Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Người mắc tiểu đường hoàn toàn có thể ăn thịt, nhưng với điều kiện cần kiểm soát kỹ lưỡng loại thịt và cách chế biến. Thịt nạc, đặc biệt là thịt gà, thịt lợn nạc, cá và các loại thịt ít mỡ, là lựa chọn tốt cho người bệnh. Những loại thịt này không chỉ cung cấp protein chất lượng cao mà còn giúp duy trì cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe toàn diện.

dap-xe-moi-ngay-ho-tro-phong-chong-benh-tieu-duong.jpg

Người mắc tiểu đường hoàn toàn có thể ăn thịt, nhưng với điều kiện cần kiểm soát kỹ lưỡng loại thịt và cách chế biến.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân cần ăn điều độ và chọn phương pháp chế biến lành mạnh như nướng, luộc, hấp thay vì chiên xào.

4 loại thịt giúp kiểm soát lượng đường trong máu

1. Tôm

Tôm là nguồn cung cấp canxi và protein phong phú, rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bị dị ứng hải sản nên tránh ăn tôm. Khi ăn với lượng hợp lý, tôm có thể bổ sung protein mà không làm tăng lượng đường trong máu.

cach-lam-tom-sot-bo-toi-4.jpg

2. Thịt gà

Thịt gà, đặc biệt là gà đen, giàu vitamin và protein hơn so với gà thông thường. Gà đen có khả năng giúp giảm cholesterol và ổn định đường huyết, nhờ làm giảm lượng lipoprotein mật độ thấp.

Ăn thịt gà đen thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe xương khớp cho người mắc tiểu đường.

mon_an_ga_ac_51855203_EENX.png

3. Cá

Cá chứa nhiều axit béo omega-3, có khả năng làm giảm hội chứng chuyển hóa và kiểm soát đường huyết.

Cá cũng giàu vitamin, kẽm, selen, magie, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng độ nhạy insulin, rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

4. Thịt vịt

Mặc dù có chứa mỡ động vật, nhưng chất béo trong thịt vịt chủ yếu là các axit béo không bão hòa, có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa tiểu đường và các biến chứng liên quan. Ngoài ra, thịt vịt còn chứa nhiều vitamin B và niacin, giúp phòng ngừa các vấn đề thần kinh, đồng thời cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.

mon_ngon_tu_vit_13.jpg

2 loại thịt dễ làm tăng đường huyết

1. Thịt tẩm ướp nhiều gia vị

Thịt tẩm ướp với gia vị mạnh như muối và ớt có thể kích thích mạch máu, làm tăng huyết áp, gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Hơn nữa, những món ăn nhiều muối và cay thường không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói thường chứa chất béo bão hòa, tinh bột, đường và chất phụ gia, không chỉ thiếu dinh dưỡng mà còn gây ra gánh nặng trao đổi chất, làm tình trạng tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khi tiêu thụ thịt

Kiểm soát lượng thịt ăn vào

Tiêu thụ thịt ở mức vừa phải, khoảng 100g đến 150g mỗi ngày (tương đương kích thước lòng bàn tay), giúp cung cấp protein chất lượng cao cho cơ thể. Ăn quá nhiều thịt có thể gây ra các vấn đề như béo phì và bệnh tim mạch. Vì vậy, hãy đảm bảo lượng thịt được kiểm soát hợp lý và cân đối với các nhóm thực phẩm khác.

Kết hợp thịt với rau củ

Khi ăn thịt, đặc biệt là ở người cao tuổi, nên kết hợp với rau củ để cân bằng dinh dưỡng. Rau chứa chất xơ, giúp tiêu hóa tốt hơn và hỗ trợ cơ thể phân hủy chất béo, protein trong thịt. Điều này giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Ưu tiên thịt trắng, hạn chế thịt đỏ

Thịt đỏ chứa nhiều trimethylamine oxit, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong khi đó, thịt trắng như thịt gà, vịt, cá cung cấp protein tương đương nhưng ít chất béo hơn và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, trong chế độ ăn hàng ngày, hãy ưu tiên thịt trắng để bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, nên ưu tiên phương pháp hấp, luộc thịt thay vì chiên, xào.