Theo nghiên cứu do nhóm nghiên cứu từ Đại học Illinois được công bố trên tạp chí khoa học Nature Aging của (Mỹ) vào đầu tháng 10 vừa qua, tỷ lệ người sống đến 100 tuổi vào cuối thế kỷ XXI sẽ vào khoảng 15% với nữ và 5% với nam.
Số liệu này được tổng hợp sau khi phân tích dữ liệu từ tám khu vực có tuổi thọ cao nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ, Hồng Kông (Trung Quốc)... Từ đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tuổi thọ trung bình đã tăng 6,5 năm từ năm 1990 đến năm 2019.
Theo nghiên cứu, trong khi thế kỷ XX chứng kiến tuổi thọ tăng 3 năm trong mỗi thập kỷ nhờ những tiến bộ trong đảm bảo vệ sinh cũng như cải tiến trình bộ y học giúp giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, đồng thời cải thiện sức khỏe ở người trung niên và cao tuổi, thì tốc độ này trong 30 năm trở lại đây đã dần chậm lại.
Bảng thống kê cho thấy tuổi thọ trung bình của những người sinh năm 2019 là 88,68 với nữ giới và 83,17 tuổi đối với nam giới. Ngoài ra, khả năng sống đến 100 tuổi của hai giới tính này lần lượt là 13,9% và 4,5%.
Để chứng kiến làn sóng kéo dài tuổi lần thứ 2, trong đó tuổi thọ trung bình khoảng 110 thì khoảng 70% phụ nữ sẽ cần sống đến 100 tuổi - đây một kỳ tích đòi hỏi các thành tựu khoa học cần phải tình cách chữa khỏi hoàn toàn hoặc loại bỏ hầu hết các nguyên nhân gây tử vong hiện nay, theo nhóm nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu này cũng suy đoán rằng, nếu quá trình lão hoá sinh học không thể chậm lại đáng kể thì việc kéo dài tuổi thọ của con người là điều không thể xảy ra trong thế kỷ này.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của người Nhật vào năm 2023 là 87,14 tuổi đối với phụ nữ và 81,09 tuổi đối với nam giới. Cùng với đó, số người từ 100 tuổi trở lên ở Nhật Bản ước tính đạt mức kỷ lục 95.119 vào tháng 9, trong đó phụ nữ chiếm 88,3% với 83.958 người.
Nguồn: Mainichi
Hoặc