Những email cợt nhả gửi cấp trên của người trẻ tưởng chừng hài hước, song lại dễ gây hiểu lầm và bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp ở chốn công sở. Ảnh minh họa: Anthonyshkraba/Pexels. |
Nhà đầu tư Siddharth Shah (Ấn Độ) chia sẻ trên X (trước đây là Twitter) ảnh chụp màn hình email xin nghỉ phép của một nhân viên Gen Z.
Với nội dung ngắn gọn: "Chào Siddharth. Tôi sẽ nghỉ phép vào ngày 8/11. Tạm biệt!", email này ngay lập tức "gây bão" và khơi mào cuộc tranh luận về văn hóa giao tiếp nơi công sở.
Hiện bài viết của Siddharth Shah đã thu hút gần 3 triệu lượt xem và gần 30 nghìn lượt thích.
"Nếu tôi gửi tin nhắn như vậy cho sếp, chắc chắn tôi sẽ bị gọi lên phòng nhân sự", một người dùng X bình luận.
Tuy nhiên, không phải ai cũng "sốc" trước email này, đặc biệt là với chính Gen Z. Nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ này lại ủng hộ cách làm của người viết email. Họ cho rằng việc xin nghỉ phép là quyền lợi chính đáng của người lao động, không cần thiết phải "xin phép" một cách rườm rà, theo The Economic Times.
Lời lẽ ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề của email này đối lập hoàn toàn với cách thức xin nghỉ phép truyền thống. Ảnh: @siddharthshahx/X. |
Đồng cảm với Siddharth Shah, một nhà tuyển dụng khác cũng chia sẻ câu chuyện "dở khóc dở cười" về một nhân viên Gen Z trong đội nhóm. Vào thời điểm quan trọng của dự án, nhân viên này đột ngột thông báo nghỉ một tuần với lý do thất tình và muốn "lên núi chữa lành".
Theo báo cáo Gen Z At Workplace của Unstop, một nền tảng tuyển dụng tại Ấn Độ, hơn 47% người thuộc thế hệ này coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Báo cáo cũng đề cập đến yếu tố thúc đẩy Gen Z thay đổi công việc, mối quan tâm khi bước vào thị trường lao động, kỳ vọng về hỗ trợ sức khỏe tâm thần và phong cách làm việc khác biệt.
"Đối với Gen Z, công việc không chỉ là nơi để kiếm tiền; những nhân sự trẻ này mong muốn công việc phải cân bằng với các khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống", Ankit Aggarwal, người sáng lập Unstop, nhận định.
Một biểu hiện rõ nét của quan điểm này chính là xu hướng viết email thông báo vắng mặt (out-of-office) "độc lạ" của Gen Z.
Theo The Guardian, những email với nội dung ngắn gọn như "Đang đi nghỉ. Hy vọng trúng số và không bao giờ quay lại", "Hãy liên hệ với ai khác ngoài tôi" đã xuất hiện trên TikTok từ năm 2022.
Cụ thể, email của thế hệ sinh năm 1997-2012 thường chứa những câu đùa, chơi chữ và biểu tượng cảm xúc thay vì thông tin nghiêm túc về thời gian quay trở lại làm việc.
Theo các chuyên gia, Gen Z cũng cần học cách cân bằng giữa sự tự tin và tính chuyên nghiệp, thể hiện sự tôn trọng với đồng nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Ảnh minh họa: Phương Lâm. |
Không chỉ dừng lại ở email thông báo vắng mặt, cách ứng xử mới của thế hệ này còn thể hiện qua CV, email công việc và tin nhắn. Xu hướng giao tiếp "bất quy tắc" này vừa mang đến sự cởi mở, thoải mái cho môi trường công sở, vừa tiềm ẩn nguy cơ khiến người trẻ bị đánh giá thấp, đặc biệt là trong mắt đồng nghiệp lớn tuổi.
Cụ thể, Daniel Harris, Giám đốc tại Robert Walters (Anh), cho biết ông thường thấy nhân viên Gen Z ký tên email với những câu kết thúc cợt nhả và không trang trọng. Chẳng hạn, thay vì "Many thanks" (tạm dịch: "Xin chân thành cảm ơn"), họ có thể viết "Stay fresh, never frozen" (tạm dịch: "Luôn tươi mới, đừng lỗi thời"). Theo Harris, những câu như vậy thường "bị coi là thô lỗ", đặc biệt khi gửi cho cấp trên.
"Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ là hãy ý thức về đối tượng giao tiếp. Gửi email quá thân mật hoặc thiếu nghiêm túc cho cấp trên là cách làm hỏng hình ảnh chuyên nghiệp. Hãy dùng sự hài hước này với đồng nghiệp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn", ông nói.
Nên đầu tư tiền vào đâu?
Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.
Hoặc