Năm 1998, thông tin trục vớt thành công một con tàu chìm ở vùng biển Indonesia đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận trên toàn thế giới. Trong quá trình tìm kiếm và trục vớt, không một ai trong đội ngũ tham gia biết về nguồn gốc cũng như lượng hàng hóa bên trong con tàu. Họ không ngờ rằng bản thân đã khám phá ra một ‘‘kho báu dưới đáy biển’’, khiến cả thế giới trầm trồ.
Walter Fa là một doanh nhân người Đức nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Vào cuối những năm 90, khi đang làm việc tại Indonesia, Walter được biết đến một con tàu chìm trong vùng biển của quốc gia này.
Ban đầu, doanh nhân người Đức không mấy hứng thú với những con tàu chìm. Đến khi được ngư dân kể về việc phát hiện cổ vật trên biển, Walter Fa mới quyết tâm tìm kiếm con tàu này. Nó được doanh nhân người Đức và cộng sự đặt tên là Black Rock vì nằm trong khu vực có những rạn san hô đen.
Quá trình tìm kiếm Black Rock của Walter Fa diễn ra từ năm 1996 đến năm 1998. Ông đã gặp không ít trở ngại và nhiều lần muốn bỏ cuộc. Chẳng hạn vào cuối năm 1996, Walter đã rót một khoản tiền lớn để thăm dò tung tích của con tàu nhưng không thu hoạch được gì. Mãi đến tháng 8 năm 1998, Black Rock mới được tìm thấy ở khu vực đảo Belitung của Indonesia.
Sau khi được trục vớt, người ta phát hiện hơn 67.000 cổ vật bên trong con tàu Black Rock, trong đó bao gồm 56.500 món đồ được làm bằng gốm sứ, ngoài ra còn có vàng bạc, trang sức và các loại đá quý khác nhau. Nhiều đồ gốm vẫn giữ được hình dạng nguyên vẹn, có chất lượng men tốt và độ tinh xảo cao. Các chuyên gia còn phát hiện nhiều ký tự chữ Hán được điêu khắc trên những món đồ được làm bằng sứ.
Sau khi giám định, các nhà khảo cổ học cho rằng con tàu này có thể bị chìm vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên. Niên đại của những món cổ vật được xác định là vào thời Đường của Trung Quốc. Dựa vào chiếc lỗ lớn dưới đáy của con tàu, các chuyên gia cho rằng lý do Black Rock bị đắm là vì va chạm với những tảng đá lớn khi di chuyển.
Thông tin chiếc tàu chìm chứa hàng chục nghìn cổ vật đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Phía Walter Fe đã đưa ra mức giá 40 triệu USD cho ai muốn sở hữu toàn bộ số đồ cổ trên con tàu.
Sau nhiều lần thương lượng với, cuối cùng, Walter đã bán con tàu cho Công ty Sentosa của Singapore với giá hơn 30 triệu USD. Hiện nay, những bảo vật được tìm thấy trên tàu đang được lưu giữ trong Bảo tàng Văn minh Châu Á ở Singapore.
(Theo Toutiao)
Hoặc