Vỉa hè đường Như Nguyệt bị sóng đánh tan nát, Đà Nẵng xử lý thế nào?

29/10/2024 20:30

Sau nhiều lần bị sóng đánh, đá lát vỉa hè đường Như Nguyệt bong tróc, hư hỏng nặng, cơ quan chức năng Thành phố Đà Nẵng quyết định thí điểm giải pháp đổ bê tông thay thế cho gạch tại các vị trí hư hỏng do bão.

Ngày 29/10, theo ghi nhận của Người Đưa Tin, sau cơn bão số 6 (bão Trami), vỉa hè đường Như Nguyệt ở quận Hải Châu, Đà Nẵng đã bị sóng biển làm bong tróc. Điều đáng chú ý là tại khu vực này, trước đây, bão Noru vào tháng 9/2022 và bão Molave vào tháng 10/2020 cũng đã gây ra tình trạng tương tự.

Ngày 29/10, theo ghi nhận của PV Người Đưa Tin, sau cơn bão số 6 (bão Trami), vỉa hè đường Như Nguyệt ở quận Hải Châu, Đà Nẵng đã bị sóng biển làm bong tróc. Điều đáng chú ý là tại khu vực này, trước đây, bão Noru vào tháng 9/2022 và bão Molave vào tháng 10/2020 cũng đã gây ra tình trạng tương tự.

Gạch lát vỉa hè bị bong tróc lộ ra những khoảng hư hại kéo dài khoảng 300m, từ cầu Thuận Phước đến đường Trần Phú. Nhiều đoạn gạch đã bị xới lên khỏi mặt đường một đoạn dài.

Gạch lát vỉa hè bị bong tróc lộ ra những khoảng hư hại kéo dài khoảng 300m, từ cầu Thuận Phước đến đường Trần Phú. Nhiều đoạn gạch đã bị xới lên khỏi mặt đường một đoạn dài.

Ông Nguyễn Văn Hoà, một cư dân ở quận Hải Châu, cho biết việc gạch vỉa hè bong tróc sau bão không phải là chuyện mới mẻ. Khoảng hai năm trước, vỉa hè tại đường Như Nguyệt đã hư hỏng nặng và được sửa chữa, nhưng giờ đây tình trạng tương tự lại xảy ra. Ông cùng nhiều người dân mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp cải tạo bền vững để chấm dứt tình trạng hư hại này, tránh việc sửa chữa tốn kém.

Ông Nguyễn Văn Hoà, một cư dân ở quận Hải Châu, cho biết, việc gạch vỉa hè bong tróc sau bão không phải là chuyện mới mẻ. Khoảng hai năm trước, vỉa hè tại đường Như Nguyệt đã hư hỏng nặng và được sửa chữa, nhưng giờ đây tình trạng tương tự lại xảy ra. Ông cùng nhiều người dân mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp cải tạo bền vững để chấm dứt tình trạng hư hại này, tránh việc sửa chữa tốn kém.

Ông Trần Từ Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cầu đường Đà Nẵng, cho biết sau bão, đơn vị đã thu gom gạch lát vỉa hè để trả lại mặt bằng cho người dân. Trong thời gian tới, họ sẽ tiến hành cải tạo vỉa hè tại đoạn đường này.

Ông Trần Từ Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cầu đường Đà Nẵng, cho biết, sau bão, đơn vị đã thu gom gạch lát vỉa hè để trả lại mặt bằng cho người dân. Trong thời gian tới, họ sẽ tiến hành cải tạo vỉa hè tại đoạn đường này.

Ông Hải cũng cho rằng, vỉa hè bị bong tróc chủ yếu do vị trí gần cửa biển, nơi sóng đánh quá mạnh dẫn đến ngập và hư hỏng. Mặc dù trước đó đã có cải tạo một phần bờ kè, nhưng sau bão, tình trạng hư hại vẫn diễn ra. Ông đề nghị cần có biện pháp tổng thể hơn.

Ông Hải cũng cho rằng, vỉa hè bị bong tróc chủ yếu do vị trí gần cửa biển, nơi sóng đánh quá mạnh dẫn đến ngập và hư hỏng. Mặc dù trước đó đã có cải tạo một phần bờ kè, nhưng sau bão, tình trạng hư hại vẫn diễn ra. Ông đề nghị cần có biện pháp tổng thể hơn.

Trong khi đó, theo Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở Giao thông thành phố Đà Nẵng, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, kèm theo đó là các cơn bão với cường độ mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng các tuyến đường ven sông, giáp biển tại khu vực thành phố Đà Nẵng.

Trong khi đó, theo Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở Giao thông Thành phố Đà Nẵng, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, kèm theo đó là các cơn bão với cường độ mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng các tuyến đường ven sông, giáp biển tại khu vực Thành phố Đà Nẵng.

Đặc điểm lịch sử, quy hoạch trước đây khu vực dọc đường Như Nguyệt, Xuân Diệu có cốt nền thấp, nằm ngay tại cửa sông; khu vực kè, vỉa hè cuối đường Như Nguyệt nằm vị trí đón sóng trực tiếp, chiều cao sóng lớn đập vào tường kè, lan can, vỉa hè và nước chảy mạnh gây hư hỏng lớp gạch lát vỉa hè (kết cấu vỉa hè không được thiết kế để chống lại lực phá hoại này).

Đặc điểm lịch sử, quy hoạch trước đây khu vực dọc đường Như Nguyệt, Xuân Diệu có cốt nền thấp, nằm ngay tại cửa sông; khu vực kè, vỉa hè cuối đường Như Nguyệt nằm vị trí đón sóng trực tiếp, chiều cao sóng lớn đập vào tường kè, lan can, vỉa hè và nước chảy mạnh gây hư hỏng lớp gạch lát vỉa hè (kết cấu vỉa hè không được thiết kế để chống lại lực phá hoại này).

Đợt bão số 6 (bão Trami) vừa qua, trùng tác động của thủy triều dâng cao ngập đường Như Nguyệt, kết hợp gió mạnh, sóng đánh rất lớn do bão, nước chảy gây xói lở, bong gạch vỉa hè, bó bồn cây xanh, ngã đổ trụ chiếu sáng trang trí.

Đợt bão số 6 (bão Trami) vừa qua, trùng tác động của thủy triều dâng cao ngập đường Như Nguyệt, kết hợp gió mạnh, sóng đánh rất lớn do bão, nước chảy gây xói lở, bong gạch vỉa hè, bó bồn cây xanh, ngã đổ trụ chiếu sáng trang trí.

Đợt bão số 6 (bão Trami) vừa qua, trùng tác động của thủy triều dâng cao ngập đường Như Nguyệt, kết hợp gió mạnh, sóng đánh rất lớn do bão, nước chảy gây xói lở, bong gạch vỉa hè, bó bồn cây xanh, ngã đổ trụ chiếu sáng trang trí.

Để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trami), Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung nhân lực, thiết bị xúc dọn mặt đường và đảm bảo thông tuyến đường Như Nguyệt.

Hiện nay, đang triển khai sửa chữa lại vỉa hè đường Như Nguyệt đảm bảo giao thông, trong đó cũng triển khai thí điểm giải pháp đổ bê tông vỉa hè (kết hợp tạo màu gạch) thay thế cho gạch vỉa hè hiện trạng tại các vị trí hư hỏng do ảnh hưởng của bão gây ra; đồng thời Sở Giao thông vận tải cũng đang phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu giải pháp lâu dài (lắp đặt các khối tiêu giảm năng lượng sóng; hệ kè mềm chắn sóng,…) để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng nêu trên.

Hiện nay, đang sửa chữa lại vỉa hè đường Như Nguyệt đảm bảo giao thông, trong đó cũng triển khai thí điểm giải pháp đổ bê tông vỉa hè (kết hợp tạo màu gạch) thay thế cho gạch vỉa hè tại các vị trí hư hỏng do ảnh hưởng của bão gây ra; đồng thời, Sở Giao thông vận tải cũng đang phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu giải pháp lâu dài (lắp đặt các khối tiêu giảm năng lượng sóng; hệ kè mềm chắn sóng,…) để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng nêu trên.

Đối với phạm vi xô lệch bó bồn cây xanh, ngã trụ đèn chiếu sáng thuộc phân cấp quản lý của Sở Xây dựng, hiện nay các đơn vị quản lý cây xanh, chiếu sáng đang kiểm tra, xử lý khắc phục.

Đối với phạm vi xô lệch bó bồn cây xanh, ngã trụ đèn chiếu sáng thuộc phân cấp quản lý của Sở Xây dựng, hiện nay các đơn vị quản lý cây xanh, chiếu sáng đang kiểm tra, xử lý khắc phục.