Có con là cột mốc lớn đối với nhiều cặp đôi trẻ, và quản lý tài chính thế nào sau khi con chào đời là vấn đề mà họ đặc biệt quan tâm. Bởi khác với thời độc thân hay khi hai vợ chồng còn mới kết hôn, con ra đời sẽ kéo theo nhiều khoản chi phí, đòi hỏi vợ chồng cần khéo léo hơn trong cách chi tiêu.
Mới đây, trong một hội nhóm về quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, một người vợ đã chia sẻ về bảng chi tiêu của gia đình, từ đó nhận được nhiều quan tâm. Gia đình cô có 4 người (hai vợ chồng và hai bé sinh đôi 10 tháng tuổi). Tổng thu nhập của hai vợ chồng là 30-40 triệu/tháng. Trung bình hàng tháng, họ dành 30 triệu cho chi phí sinh hoạt, và nếu chi tiêu khéo léo thì họ có thể tiết kiệm được 5-10 triệu.
Theo cô vợ, cô chia sẻ câu chuyện cá nhân để xin lời khuyên từ cư dân mạng về cách làm sao chi tiêu tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại bày tỏ, cách quản lý tài chính của họ đã khéo rồi, không còn khoản chi nào có thể giảm bớt.
Bảng chi tiêu hàng tháng nhận về nhiều lời khen của cặp đôi này như sau:
- Tiền thuê nhà: 6-7 triệu. Cặp đôi cần thuê nhà to do còn làm kho hàng, nên tốn khá nhiều chi phí cho không gian sống.
- Tiền điện, nước, mạng, vệ sinh: 2,5 triệu.
- Tiền mua bỉm, sữa ngoài, vitamin, tiêm, ăn dặm,..: 10 triệu.
- Tiền ăn của hai vợ chồng và bà ngoại: 6 triệu.
- Tiền mua đồ đạc linh tinh: 1 triệu.
- Tiền đi cỗ bàn: 1-2 triệu.
- Tiền dành cho chi tiêu cá nhân: 1,5 triệu.
Như vậy, tính trung bình hàng tháng, họ dành 30 triệu cho chi tiêu của gia đình. Về quỹ tiết kiệm, họ đang có 3,2 cây vàng, 260 triệu tiền tiết kiệm, 100m2 đất sổ chung và là đất cây lâu năm ở Vũng Tàu.
Cô nàng chia sẻ thêm, bản thân đang có dự định bán hết đất và vàng để mua trả góp chung cư giá rẻ ở TP.HCM. Hoặc họ dự định đợi đất ở Vũng Tàu chuyển từ đất vườn sang đất thổ cư thì xuống đó xây nhà ở.
Sau khi đọc bảng chi tiêu của người vợ, nhiều cư dân mạng bày tỏ thật khó để có thể mua sắm tiết kiệm hơn. Do đó, thay vì cố chi tiêu tiết kiệm thì họ nên tìm cách gia tăng thu nhập thì sẽ có lợi hơn cho kế hoạch tài chính của gia đình.
Vợ chồng nên tiết kiệm như thế nào?
Có thể thấy, từ trường hợp của cô nàng trên, làm sao để chi tiêu tiết kiệm là thắc mắc chung của nhiều gia đình. Tiết kiệm trong cuộc sống của vợ chồng trẻ có những đặc điểm khác so với thời độc thân, bởi họ sẽ gặp những nhu cầu mua sắm không thể không chi.
Dưới đây là một số mẹo tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng ngày dành cho các cặp đôi trẻ:
- Cùng quyết định số tiền cả hai muốn tiết kiệm
Đầu tiên, bạn hãy lập một danh sách các khoản chi tiêu cho gia đình, cá nhân. Sau đó vào cuối tháng, cả hai nên cùng đánh giá xem kế hoạch đã đặt ra có khả thi hay không và thực hiện các thay đổi nếu cần.
Điều quan trọng là vợ chồng phải chung mục tiêu tiết kiệm nói riêng và mục tiêu quản lý tài chính nói chung. Trong quá trình lập kế hoạch tiết kiệm, cả hai nên đặt câu hỏi: Nhu cầu thực tế của bản thân là gì? Sau đó, bạn hãy chọn mục tiêu tiết kiệm phù hợp để đạt được các dự định tài chính trong tương lai, như dành tiền cho con đi học, mua xe ô tô hoặc mua nhà.
- Hạn chế ăn uống bên ngoài hay chi tiêu xa xỉ
Hầu hết các cặp đôi đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ, thường thích đến những nhà hàng sang trọng hoặc đi ăn, đi chơi ở những địa điểm tốn kém. Tuy nhiên, ăn ở nhà mới là lựa chọn phù hợp tài chính với gia đình hơn.
Bên cạnh đó, khi còn độc thân, bạn có thể không nghĩ ngợi nhiều khi mua đồ hiệu hay các thương hiệu đắt tiền. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, nếu cả hai đã có mục tiêu chung thì nên hạn chế chạy theo sở thích riêng. Đừng quên quản lý tài chính gia đình bao gồm cả việc học cách thỏa hiệp.
- Mở tài khoản chung
Việc mở tài khoản chung cho cả hai vợ chồng cùng quản lý giúp các cặp đôi minh bạch tài chính, hiểu rõ kế hoạch tiết kiệm hơn. Hơn thế nữa, hai vợ chồng đều có thể đều đặn đóng góp một khoản cố định vào đó, để hình thành một quỹ chung trong gia đình.
- Đừng nên thuê nhà lớn
Nếu bạn chỉ có một cặp vợ chồng mới cưới, hoặc con cái còn nhỏ thì tốt nhất đừng thuê căn hộ rộng lớn với nhiều phòng không dùng đến. Nên thuê căn hộ với mức giá thấp hơn và biến chúng thành chỗ ở ấm cúng. Khi con cái lớn lên, bạn mới nên chuyển đến căn hộ rộng hơn.
Hoặc