Uống nước là điều quan trọng thứ hai trong cuộc sống sau ăn, giúp cải thiện lưu thông máu và có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể của mỗi người. Chúng ta uống nước hàng ngày, hàng giờ, và nước thường được đựng trong những chiếc cốc để dễ dàng uống vào. Điều này có nghĩa rằng, chiếc cốc cũng có tầm quan trọng không nhỏ trong việc mang đến một cơ thể khỏe mạnh.
Đó là lý do tại sao bạn nên chú ý tới loại cốc bạn đang dùng, bởi một số loại cốc có thể có cách dùng đặc trưng, dùng sai cách nhiều khả năng sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối sức khỏe. Dưới đây là 5 loại cốc nên bỏ sớm, dùng càng lâu càng tai hại, nuốt vô vàn "thuốc độc" mà không biết.
1. Cốc tráng men đựng đồ uống có tính axit, có ga
Trong những năm trở lại đây, xu hướng sử dụng cốc mang phong cách retro giống như những chiếc cốc tráng men được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, bạn đừng nên dùng loại cốc này để đựng đồ uống có ga hay có tính axit, chẳng hạn như pha cà phê và uống nước trái cây.
Cốc tráng men được làm sau khi tráng men ở nhiệt độ cao hàng nghìn độ C và chứa các chất kim loại ổn định. Nếu dùng để đựng đồ uống có tính axit, có ga trong thời gian dài, các chất kim loại trên cốc tráng men sẽ dễ dàng hòa tan, vô tình uống vào cơ thể có thể dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối cho sức khỏe.
Ngoài ra, bề mặt cốc tráng men rất dễ bị hư hỏng, bong tróc lớp sơn… và một số chất kim loại có hại có thể rò rỉ ra ngoài.
2. Cốc inox đựng đồ uống có tính axit
Cốc inox (thép không gỉ) có độ bền cao và chống ăn mòn. Tuy nhiên, cốc inox là sản phẩm bằng kim loại và chứa các chất kim loại nặng như niken, crom, mangan. Giống như cốc tráng men, nếu sử dụng không cẩn thận, các chất kim loại nặng trong cốc sẽ rò rỉ ra ngoài, gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, không nên dùng cốc inox để đựng đồ uống có tính axit, cũng không nên dùng chất liệu này để đựng trà, nước tương, giấm, súp… trong thời gian dài.
3. Cốc sứ tráng men màu trong lòng cốc
Cốc sứ tráng men màu trong lòng cốc nổi bật bởi vẻ ngoài đẹp mắt, hoa văn đa dạng, phong phú, rất hấp dẫn. Cái gì dù đẹp đến mấy cũng sẽ luôn có khuyết điểm. Mặc dù chiếc cốc sứ tráng men màu trông rất đẹp nhưng nó thực sự tiềm ẩn những mối nguy hiểm về an toàn.
Hoa văn được sơn bằng bột màu, lòng cốc tráng bằng men màu khi cho đồ uống nóng, có tính axit hoặc tính kiềm vào các nguyên tố kim loại nặng có hại như chì sẽ dễ bị hòa tan. Sau đó, uống loại nước này vào thì chằng khác uống "thuốc độc" là mấy.
Thay vào đó, lựa chọn cốc tráng men không màu lại là lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe.
4. Cốc nhựa
Chất liệu cốc cũng ảnh hưởng tới độ sạch của cốc. Một số cốc sau khi vệ sinh trông có vẻ sạch nhưng thực chất lại rất bẩn mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cốc nhựa là một trong số đó.
Cốc nhựa được làm bằng nhựa, cấu trúc vi mô bên trong có nhiều lỗ hổng siêu nhỏ như lỗ chân lông, là “nơi tốt nhất” để che giấu bụi bẩn, vi khuẩn. Khi không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng sinh sôi.
Cần đặc biệt chú ý đến thực tế một số cốc nhựa trên thị trường được sản xuất không đảm bảo an toàn, kém chất lượng nếu sử dụng lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Cốc gỗ tre
Cốc gỗ cũng rất khó vệ sịnh. Cốc làm bằng gỗ, tre tuy thân thiện với môi trường và vô hại với sức khỏe con người nhưng sẽ bị mốc, đen nếu không được vệ sinh đúng cách, đặc biệt nếu dùng để đựng đồ uống có đường. Cốc gỗ tre sau khi sử dụng lâu ngày và chứa nước quá nóng sẽ bị nứt.
Vì vậy, đối với những người thích sử dụng cốc gỗ thì việc bảo quản là điều quan trọng: chỉ dùng để đựng nước, đựng trà, lau khô kịp thời sau khi đã vệ sinh, khử trùng thường xuyên.
Nguồn và ảnh: Sina, The Paper
Hoặc