Bà cụ nhặt ve chai quyên góp 35 tỷ đồng làm từ thiện, sự thật phía sau khiến cảnh sát phải ra cảnh báo người dân lập tức

10/10/2024 20:13

Số tiền bất thường của bà cụ nhặt đồng nát khiến nhân viên ngân hàng cũng phải bất ngờ.

Tại sảnh một ngân hàng ở huyện Mộc Lan, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), một cụ bà quần áo xộc xệch, giày bung chỉ, nhìn như người đã quen với cuộc sống khó khăn bước vào. Tuy nhiên, câu đầu tiên mà bà nói ra đã khiến tất cả bất ngờ: "Chào mọi người, tôi muốn quyên góp 10 triệu NDT (tương đương khoảng 35 tỷ đồng)".

Nhân viên ngân hàng tại sảnh đều ngạc nhiên nhìn bà cụ, mọi người được biết rằng bà họ Lý và sống bằng nghề thu gom phế liệu, nhặt ve chai. Ban đầu, nhiều người tưởng rằng bà cụ nói đùa, tuy nhiên sau khi kiểm tra thông tin tài khoản của bà cụ thì họ càng thêm sửng sốt vì quả thực bà đang có 10 triệu NDT trong tài khoản tiết kiệm.

Lúc này, nhân viên tại quầy giao dịch chú ý hơn đến 2 người đàn ông trung niên đứng cạnh bà cụ. Nghi ngờ có điểm bất thường, nhân viên ngân hàng âm thầm gọi điện báo cho cảnh sát khu vực.

Bà cụ nhặt ve chai quyên góp 35 tỷ đồng làm từ thiện, sự thật phía sau khiến cảnh sát phải ra cảnh báo người dân lập tức- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việc bà cụ nhặt đồng nát lại có số tiền lớn đến 35 tỷ đồng và dùng số tiền này để làm từ thiện rất bất thường. Do đó, việc nhân viên ngân hàng nghi ngờ bà cụ bị dụ dỗ bởi kẻ lừa đảo cũng là điều dễ hiểu. Ngay sau đó, cảnh sát đã đến và trao đổi với bà cụ về số tiền khổng lồ này.

Bà cụ cho biết vợ chồng mình đã nhận được số tiền lớn nhờ người lạ giúp đỡ, nhưng bà mong muốn dùng số tiền này để giúp đỡ quê hương là huyện Mộc Lan và định mang số tiền này dùng cho từ thiện. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là sự thật.

Sau khi cảnh sát chỉ ra một số điểm bất thường trong câu trả lời của bà Lý thì cuối cùng bà cụ mới thú nhận. Bà cho biết khi đang đi nhặt rác thì có người lạ đã nói rằng muốn giúp bà thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Những người này rủ bà tham gia một nền tảng đầu tư online thông qua nhóm WeChat.

Ban đầu, bà cụ tỏ ra e ngại khi nói rằng bản thân không có nhiều tiền. Tuy nhiên, trước lời hứa hẹn đầy hấp dẫn từ đối phương rằng họ sẽ giúp đầu tư mà không cần bà cụ phải làm thêm bất cứ điều gì, chỉ việc gửi tiền vào tài khoản.

Bà cụ sau đó đã tin lời và đầu tư toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình là 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng). Chẳng bao lâu sau, bà nhận được tin bất ngờ rằng mình đã có 10 triệu NDT trong tài khoản. Sau đó, có người chuyển số tiền lớn kia vào tài khoản càng khiến bà tin tưởng.

Bà cụ nhặt ve chai quyên góp 35 tỷ đồng làm từ thiện, sự thật phía sau khiến cảnh sát phải ra cảnh báo người dân lập tức- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Kết nối các sự việc với nhau, cảnh sát đã phát hiện ra bà cụ rất có thể đã bị dụ dỗ để trở thành đầu mối cho đường dây lừa đảo tẩu tán tài sản. Sau đó, cơ quan chức năng đã phát hiện người dụ dỗ bà Lý là người đàn ông tên Vương nằm trong đường dây lừa đảo online.

Nhóm lừa đảo này thường sử dụng tên các công ty chứng khoán hoặc công ty đầu tư thông thường để liên lạc qua điện thoại, QQ, WeChat… xúi giục người cao tuổi, lôi kéo người cao tuổi vào cái gọi là "nhóm đầu tư" để lừa gạt lòng tin của người cao tuổi bằng thu nhập giả. Từ đó, hướng dẫn người cao tuổi đầu tư, quản lý tiền trên các nền tảng đầu tư sai trái và thực hiện hành vi lừa đảo.

Lý do nhóm lừa đảo này chọn bà Lý để gửi tiền vì muốn sử dụng số tài khoản của bà Lý để đánh lạc hướng cảnh sát. Sau đó, nếu bà tiếp tục có lòng tham muốn kiếm nhiều tiền hơn thì chúng sẽ khiến cảnh sát khó lòng điều tra ra được để tẩu tán tài sản kịp thời. Nhưng với bà cụ nhặt ve chai này, khi biết mình có số tiền lớn như vậy bà đã muốn dùng toàn bộ số tiền để quyên góp ủng hộ quê hương. Sau đó, qua quá trình kiểm tra từ phía ngân hàng thì cảnh sát đã nhanh chóng tìm ra tung tích của nhóm đối tượng lừa đảo.

Bà cụ nhặt ve chai quyên góp 35 tỷ đồng làm từ thiện, sự thật phía sau khiến cảnh sát phải ra cảnh báo người dân lập tức- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Thông qua vụ việc, cảnh sát đã nhanh chóng đưa ra cảnh báo cho người dân: Cần cảnh giác với công chúng về những lời mời gọi đầu tư mạo hiểm, với những lời hứa không có rủi ro và lợi nhuận cam kết, từ những người không quen biết - những điều này thường là các trò lừa đảo. Quản lý tài chính và đầu tư cần được tiến hành qua những kênh uy tín, tránh xa những lời quảng cáo trên internet về các chuyên gia tài chính và chuyên gia tư vấn đầu tư để không rơi vào bẫy của kẻ gian.

Kẻ lừa đảo thường tận dụng lòng tham của người già, những người đang tìm cách để kiếm thêm thu nhập, và sử dụng nhiều trang web cũng như ứng dụng nhắn tin để đăng thông tin lừa đảo, quảng bá về việc kiếm tiền dễ dàng và nhanh chóng. Ban đầu, chúng sẽ chiếm được lòng tin bằng cách hiển thị những lợi ích nhỏ như giảm giá tiền vốn hay khả năng rút tiền mặt để sau đó thuyết phục nạn nhân đầu tư thêm nhiều hơn. Cuối cùng thực hiện hành vi lừa đảo và tìm cách bỏ trốn sau khi nạn nhân đã mắc bẫy.