Bạn cùng phòng KTX vay 800 triệu rồi biến mất, 5 năm sau, mở lá thư cậu ấy gửi mà tôi bật khóc

23/10/2024 16:11

Sự biến mất của bạn cùng phòng khiến tôi bất giác nhận ra, có thể mình đã bị lừa.

Lâm Sâm là bạn cùng phòng ký túc xá của tôi ở trường đại học. Chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên ở buổi nhập học và nhanh chóng trở thành bạn tốt.

Lúc chúng tôi lên năm 2, bà của Lâm Sâm đột ngột bị xuất huyết não, cần truyền máu và làm phẫu thuật gấp. Nhoáng một cái, gia đình đã phải gánh viện phí lên đến hàng trăm triệu. Gia cảnh của Lâm Sâm không tốt, hơn nữa cậu ấy mới là sinh viên năm 2, tôi cũng không hiểu cậu ấy sẽ xoay sở thế nào.

Thế rồi một ngày nọ, Lâm Sâm tìm gặp tôi với đôi mắt đỏ hoe. Cậu ấy nói gia đình đang gặp khó khăn và muốn vay tôi 200.000 tệ (khoảng 710 triệu đồng) để trang trải. Nhà tôi có điều kiện, tôi lại coi cậu ấy là anh em tốt nên không ngần ngại mà cho vay ngay.

Không ngờ một tháng sau, Lâm Sâm lại đến gặp tôi và nói số tiền cậu ấy vay vẫn không đủ để trả tất cả chi phí nên tính vay thêm tôi 30.000 tệ (khoảng 107 triệu đồng). Tôi hiểu tình cảnh vất vả của cậu ấy nên móc hết sinh hoạt phí tháng đó của mình cho cậu ấy vay.

Vậy là, Lâm Sâm đã lần lượt vay tôi hơn 200.000 tệ. Tôi thậm chí còn không viết giấy nợ, vì nghĩ rằng cậu ấy chắc chắn sẽ trả lại tiền cho tôi.

Bạn cùng phòng KTX vay 800 triệu rồi biến mất, 5 năm sau, mở lá thư cậu ấy gửi mà tôi bật khóc- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi đã sống một cuộc sống sung túc từ khi còn nhỏ nên không quá coi trọng tiền bạc và tôi cũng chẳng muốn làm khó người anh em tốt của mình. Nhưng cuối năm đó, Lâm Sâm đột nhiên mất liên lạc. Cậu ấy không quay lại ký túc xá, điện thoại cũng tắt máy, như thể đã bốc hơi hoàn toàn khỏi thế giới này vậy.

Ban đầu tôi nghĩ cậu ấy đã về nhà nhưng các bạn cùng phòng khác nói, họ cũng không thể tìm được Lâm Sâm. Một học kỳ trôi quá, Lâm Sâm vẫn không xuất hiện. Lúc này, tôi mới nhận ra có thể mình đã bị lừa.

200.000 tệ không phải là số tiền nhỏ đối với một sinh viên đại học. Cứ nghĩ đến việc Lâm Sâm có thể đã cố tình vay tiền tôi không trả, tôi lại thấy tức giận. Nhưng sau đó Lâm Sâm mất liên lạc, tôi chẳng thể làm gì được hết. Tôi chỉ có thể nhìn hơn 200.000 tệ của mình không cánh mà bay.

Suốt những năm đại học sau đó, tôi không còn nghi được tin tức gì về Lâm Sâm. Sau khi tốt nghiệp, tôi ra nước ngoài học thêm rồi tìm được việc làm. 200.000 tệ năm đó dù đã mang đến đả kích không nhỏ cho tôi, nhưng rồi tôi cũng dần quên đi nó.

Cho đến 5 năm sau, khi tôi chuẩn bị kết hôn, Lâm sâm đột nhiên gửi cho tôi một lá thư và trả lại cho tôi đầy đủ 200.000 tệ. Nhìn nét chữ quen thuộc, mũi tôi cay cay, nước mắt cũng không kìm được mà rơi lã chã.

Hóa ra 5 năm trước, bà của Lâm Sâm gặp nguy kịch, cần phẫu thuật ghép tủy, chi phí lên đến hơn 300.000 tệ (hơn 1,06 tỷ đồng). Vì muốn gom tiền, Lâm Sâm không ngần ngại đi vay mượn khắp nơi. 200.000 tệ của tôi, cũng là vì cậu ấy tuyệt vọng lắm rồi mới tìm đến.

Bạn cùng phòng KTX vay 800 triệu rồi biến mất, 5 năm sau, mở lá thư cậu ấy gửi mà tôi bật khóc- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thế nhưng ngay trước khi kết thúc học kỳ, Lâm Sâm biết được mình có một người họ hàng xa sẵn sàng cung cấp tủy cho bà ghép, điều này có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí phẫu thuật. Đó là lý do cậu ấy đột nhiên mất liên lạc, vì cậu ấy phải đi phẫu thuật cùng người anh họ kia.

Sau khi ca phẫu thuật thành công, Lâm Sâm dự định quay lại trường học và liên lạc lại với tôi. Không ngờ người họ hàng kia gặp biến chứng hậu phẫu thuật và không may qua đời. Lâm Sâm đau buồn tột cùng, những năm đó, cậu ấy luôn sống trong cảm giác tự trách và hối hận.

Giờ đây, cha mẹ người anh họ cuối cùng cũng đã tha thứ cho Lâm Sâm, cậu ấy lấy lại tinh thần và thề sẽ hoàn thành những nguyện vọng chưa kịp thực hiện của anh họ. Điều đầu tiên cậu ấy làm là trả hết mọi khoản nợ, trong đó có 200.000 tệ của tôi.

Trong thư, cậu ấy nói, tuy 200.000 tệ này không thể bù đắp được mạng sống của anh họ nhưng coi như đã hoàn thành phần nào tâm nguyện cuối cùng của cậu ấy. Và cậu ấy hy vọng tôi có thể chấp nhận.

Đọc xong thư của Lâm Sâm, tôi bật khóc. Hóa ra những hiểu lầm của bao năm qua đều xuất phát từ sự nông cạn và thiếu hiểu biết của tôi. Lâm Sâm đã phải trả một cái giá không thể tưởng tượng nổi, nhưng tôi luôn lầm tưởng rằng cậu ấy đã lừa dối tôi. Con người thực sự cần có dũng khí để hiểu và chấp nhận thế giới phức tạp này.

Tôi cầm lá thư của Lâm Sâm, hồi lâu không thể bình tĩnh được. Cuối cùng tôi gọi cho Lâm Sâm:

"Người anh em, tôi không cần 200.000 tệ này nữa. Hãy quyên góp chúng cho những người cần giúp đỡ. Xin lỗi vì đã hiểu lầm cậu, chân thành hy vọng cậu sẽ có một tương lai tươi sáng hơn".

Và rồi, tôi nghe thấy giọng nói nghẹn ngào của Lâm Sâm từ đầu bên kia điện thoại: "Người anh em, cảm ơn cậu!".

Kết

Câu chuyện trên là một bài học sâu sắc về lòng tin và sự hiểu biết. Đôi khi, cuộc sống đặt chúng ta vào những hoàn cảnh khó khăn mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Bài học rút ra ở đây là chúng ta cần phải giữ vững niềm tin vào người khác, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa.

Bên cạnh đó, tuy câu chuyện trên có một cái kết khá tròn vẹn, thế nhưng khi cho bạn học vay tiền, sinh viên vẫn nên thực hiện một số điều sau để đảm bảo cả hai bên đều trong trạng thái an toàn và minh bạch:

- Ghi chép đầy đủ: Luôn lập biên nhận hoặc giấy tờ vay mượn có xác nhận của cả hai bên, ghi rõ số tiền, ngày vay và điều khoản trả nợ.

- Hiểu rõ tình hình tài chính cá nhân: Đừng vay mượn quá khả năng của bản thân và nhớ rằng bạn cũng cần phải chuẩn bị cho những chi phí không lường trước được.

- Thảo luận về kế hoạch trả nợ: Trò chuyện cởi mở về khả năng trả nợ và có kế hoạch cụ thể để tránh mọi hiểu lầm và khó khăn về sau.

- Giữ mối quan hệ trong sáng: Đừng để vấn đề tiền nong làm ảnh hưởng tới mối quan hệ. Sẵn sàng hỗ trợ nhau trong khó khăn nhưng cũng cần giữ một biên giới nhất định để tránh tạo áp lực.

- Biết đặt giới hạn: Nếu bạn không thể cho vay, đừng ngần ngại từ chối một cách lịch sự. Bạn có thể giúp đỡ trong khả năng của mình mà không nhất thiết phải là tiền mặt.

Theo Baijiahao