Chỉ dám ăn đồ tự nấu nhưng vẫn mắc ung thư ruột, người phụ nữ sốc nặng trước 3 món bác sĩ khuyên: KHÔNG HÂM LẠI!

Admin

19/04/2025 08:13

Giống như người phụ nữ này, rất nhiều người thường xuyên hâm lại 3 món ăn này mà không hề hay biết gây độc hại thế nào.

Bà Lin (Đài Loan, Trung Quốc) luôn cho rằng mình có chế độ ăn uống lành mạnh. Vì sợ gọi đồ ăn bên ngoài không đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh nên hàng chục năm nay bà chỉ ăn đồ tự mình nấu. Quá bận thì nấu nhiều bữa liền rồi cất trong tủ lạnh, khi cần hâm lại là có ăn ngay. Tuy nhiên, chính bà cũng không ngờ được rằng thói quen nấu nướng tưởng tốt này lại là “thủ phạm” khiến mình mắc ung thư ruột khi bước qua tuổi 40.

Chỉ dám ăn đồ tự nấu nhưng vẫn mắc ung thư ruột, người phụ nữ sốc nặng trước 3 món bác sĩ khuyên: KHÔNG HÂM LẠI!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo lời bà Lin kể, bà bắt đầu bị khó chịu ở bụng sau mỗi bữa ăn và thỉnh thoảng lại tiêu chảy không rõ nguyên nhân từ hơn nửa năm trước. Phải cho đến khi cơn đau trở nên rõ ràng, thấy máu trong phân bà mới chịu đi khám. Bà nghĩ rằng mình ăn uống lành mạnh nên hệ tiêu hóa ắt khỏe, chỉ là chút rối loạn do có tuổi hoặc thay đổi thực phẩm nhất thời. Thật không ngờ, khi phát hiện căn bệnh ung thư ruột của bà đã ở cuối giai đoạn 2. Càng chua xót hơn khi bác sĩ kết luận nguyên nhân do 3 món bà thường xuyên hâm lại vì nghĩ tốt cho sức khỏe.

3 món ăn bác sĩ khuyên không nên hâm lại, dễ gây ung thư

Bác sĩ Hong Yongxiang (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ, việc tự nấu ăn và tiết kiệm thực phẩm đều đáng khuyến khích. Tuy nhiên cần làm cho đúng cách, nếu không có thể phản tác dụng và gây hại cho sức khỏe.

Như với trường hợp của bà Lin, xuất phát từ ý thức bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm thực phẩm nhưng mắc sai lầm lại dẫn tới ung thư. Bởi vì có những món ăn bản thân chúng giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng khi hâm lại sẽ biến chất, gây bệnh tật. Trong đó, 3 món mà bà Lin thường xuyên hâm lại cũng là những món cực quen, được nhiều người hâm lại nhiều lần mà không hay hại ra sao:

Rau lá xanh đậm

Những loại rau này giàu nitrat vốn không độc hại khi rau còn tươi. Tuy nhiên, khi để qua đêm, đặc biệt là sau 8 tiếng dù đã bảo quản trong tủ lạnh, vi khuẩn bắt đầu phân hủy nitrat thành nitrit. Bác sĩ Hong giải thích, nitrit là hợp chất có thể phản ứng với amin trong thực phẩm hoặc trong dạ dày tạo thành nitrosamine - một chất gây ung thư mạnh.

Việc hâm nóng lại rau khiến nồng độ nitrit tăng vọt, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột… Chưa kể, dinh dưỡng cũng giảm đi rất nhiều.

Chỉ dám ăn đồ tự nấu nhưng vẫn mắc ung thư ruột, người phụ nữ sốc nặng trước 3 món bác sĩ khuyên: KHÔNG HÂM LẠI!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nước dùng lẩu và các món canh nấu lâu

Các loại nước lẩu, canh hải sản, canh rong biển... sau khi nấu xong thường được giữ lại để dùng tiếp. Tuy nhiên, bác sĩ Hong cảnh báo rằng chỉ sau 30 phút nấu, nồng độ nitrit trong nước lẩu đã ở mức đáng báo động. Việc đun lại nhiều lần không hề "khử độc" như nhiều người nghĩ, mà ngược lại làm nitrit tiếp tục tích tụ.

Nếu kết hợp ăn kèm với các món giàu protein vốn chứa nhiều amin - hỗn hợp trong dạ dày sẽ tạo thành nitrosamine. Đây là thủ phạm âm thầm gây tổn thương niêm mạc ruột, gan, thận và có liên quan đến nhiều loại ung thư đường tiêu hóa. Chưa kể, nước lẩu hâm lại còn bị biến đổi hương vị, gây kích ứng dạ dày, khó tiêu, tăng huyết áp.

Cơm nguội và các món chứa tinh bột để lâu

Ít ai ngờ cơm nguội cũng có thể trở thành mối nguy nếu hâm lại nhiều lần. Nếu bảo quản không đúng cách, vi khuẩn Bacillus cereus trong cơm có thể sinh độc tố nhiệt bền, không bị phá huỷ khi hâm nóng lại. Việc ăn cơm nguội hâm đi hâm lại dễ gây đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm nặng.

Không chỉ thế, tinh bột sau khi nguội và được hâm nóng nhiều lần sẽ thay đổi cấu trúc, khiến cơ thể khó hấp thu, làm rối loạn đường huyết. Bác sĩ Hong khuyên với cơm, mì, bánh chưng, khoai tây… tốt nhất nên hạn chế để qua đêm và nếu có hâm chỉ hâm lại 1 lần duy nhất trong vòng 24 giờ.

Nguồn và ảnh: HK01, Family Doctor