Tôn Dương (36 tuổi) hiện đang là kỹ sư công trình cho một công ty xây dựng ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc). Trung bình hàng tháng, anh kiếm được khoảng 30.000 NDT (khoảng 109 triệu đồng).
Cách đây 6 năm, Tôn Dương kết hôn cùng Tề Linh. Kể từ đó, hàng tháng anh đều đặn chuyển cho Tề Linh 22.000 NDT (khoảng 80 triệu đồng). Phần còn lại, anh giữ để trang trải chuyện cá nhân, chủ yếu là tiền đi lại và việc ăn uống mỗi lần đi khảo sát công trình.
Niềm tin đặt sai chỗ
Trong mắt Tôn Dương, Tề Linh là người phụ nữ sống khá tiết kiệm, đến mức nhiều khi anh còn phải hối thúc vợ mua sắm cho bản thân. Quanh năm suốt tháng thấy vợ ở nhà tất bật nấu nướng, chăm con, Tôn Dương cũng xót. Nhưng cũng vì thế mà anh hoàn toàn tin tưởng vợ, chẳng bao giờ hỏi xem số tiền mình đưa, vợ đã tiêu bao nhiêu, tiết kiệm được chừng nào.

Ảnh minh họa
Tôn Dương vẫn mặc định rằng với khả năng tiết kiệm của vợ cùng sự nỗ lực, chăm chỉ của bản thân, chắc chắn chỉ 2-3 năm nữa, vợ chồng anh sẽ mua được nhà.
Nhưng cách đây khoảng 6 tháng, chủ nhà bất ngờ tăng tiền thuê. Cảm thấy không hài lòng với việc đó, Tôn Dương nghĩ tới việc mua nhà sớm hơn dự định. Anh nghiêm túc bàn với vợ, tiền tiết kiệm chắc chắn là chưa đủ, vay thêm ngân hàng một ít, đằng nào hiện tại cũng đang phải dành tiền đi thuê. Số đó bù vào chắc cũng đủ trả ngân hàng mỗi tháng.
Nhưng đáp lại tất cả những bàn tính của anh, Tề Linh chỉ thản nhiên kể rằng cô đã dùng toàn bộ khoản tiết kiệm từ số tiền anh đưa để đặt cọc mua nhà cho mẹ. Căn hộ đó không ở Thượng Hải mà ở quê của cô. Người đứng tên căn hộ cũng không phải cô hay anh mà là bà ngoại - tức mẹ ruột của Tề Linh.
Tôn Dương nghe xong mà chết lặng. Anh không hề biết gì về quyết định đó, cũng chưa từng được vợ hỏi ý. Cảm giác bị loại khỏi mọi kế hoạch khiến anh vừa hụt hẫng vừa giận dữ.
Không một lời xin lỗi
Tề Linh không xin lỗi, cũng không giải thích nhiều. Theo cô, việc làm này là cần thiết. Bố mẹ cô đã sống cả đời trong căn nhà cũ chắp vá dựng tạm trên đất vốn là đất ruộng. Cô không muốn để họ tiếp tục sống ở nơi dột nát như vậy.
Việc mua căn hộ ở quê được cô lên kế hoạch từ lâu. Sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt của 2 vợ chồng và tiền nuôi con, toàn bộ số tiền dư ra, Tề Linh đều tiết kiệm để phục vụ mục tiêu mua nhà cho bố mẹ.

Ảnh minh họa
Điều khiến Tôn Dương rơi vào tuyệt vọng không phải là việc tiếp tục phải đi ở nhà thuê, hay chủ nhà đòi tăng giá, mà chính là cảm giác vỡ vụn khi biết người vợ tào khang mà anh dành trọn niềm tin, lại lén lút... lừa lọc mình như vậy.
Tôn Dương đã nghĩ tới chuyện ly hôn, nhưng suy đi tính lại, anh vẫn quyết định sẽ tha thứ và thông cảm cho sự lừa dối mà Tề Linh dành cho mình. Bởi họ còn một người con nhỏ, dù có ly hôn, tiền cũng không lấy lại được mà còn phải xa con. Chính điều đó là động lực giữ Tôn Dương ở lại.
Tất cả những gì anh có thể làm để giải tỏa sự thất vọng của mình chỉ là tạo một tài khoản ảo lấy tên Tôn Dương, không ảnh đại diện và kể lại câu chuyện này. Anh không chỉ trích hay chì chiết vợ, cũng không trách móc bố mẹ vợ. Anh bình thản kể lại cú lừa mình phải nhận như thể một người ngoài cuộc đang dành sự thương hại cho người chồng đã bị vợ lừa gạt.
Bài đăng lập tức gây tranh cãi. Nhiều người bênh vực Tề Linh, cho rằng cô có lý khi muốn lo cho bố mẹ, nhất là khi họ đã hy sinh cả đời vì con cái. Một số khác lại chỉ trích Tôn Dương vì "quá vô tâm, không hỏi han gì đến chuyện tiền bạc suốt bao năm" .
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến đồng cảm với anh. Họ cho rằng lòng hiếu thảo với cha mẹ là đáng quý, nhưng việc dùng tiền chồng đưa để mua nhà cho bố mẹ ruột mà không nói với chồng 1 câu thì quả thực quá tệ. Cách Tề Linh âm thầm quyết định khiến nhiều người cho rằng cô thiếu tôn trọng chồng, thậm chí chỉ coi anh như một công cụ để đạt được mục đích mua nhà cho bố mẹ.
Theo Weibo
Hoặc