Có nên sạc điện thoại ở nơi công cộng?
Hiện nay, các nơi công cộng như sân bay, ga tàu, quán cà phê, trung tâm thương mại luôn bố trí các trạm sạc điện thoại, bao gồm cả củ sạc và dây cáp được đặt sẵn trong ổ cắm. Nhiều người do không biết nên vô tư cắm sạc điện thoại tại các trạm sạc này.
Dẫu giải pháp này tiện lợi song tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Theo cảnh báo được đưa ra bởi Cục điều tra Liên bang (FBI) và Văn phòng Luật sư quận Los Angeles (Mỹ), người dùng nên hạn chế sử dụng những cáp sạc ở nơi công cộng được cung cấp sẵn. Bởi điều này sẽ khiến bạn có thể phải đối mặt với cách thức tấn công có tên Juice Jacking.
Theo Viện An ninh mạng Quốc gia Tây Ban Nha (INCIBE), Juice Jacking tận dụng chức năng kép của cổng USB: sạc và truyền dữ liệu. Kẻ xấu bí mật can thiệp vào trạm sạc công cộng.
Với phần cứng, chúng có thể sửa hoặc gắn thêm mạch điện tử độc hại cho phép vượt qua mọi biện pháp bảo mật trên smartphone của bạn. Từ đây, chúng tự động đánh cắp dữ liệu và gửi về máy chủ.
Đối với khu vực có sẵn cáp sạc, kẻ xấu có thể cung cấp cho bạn những sợi dây cáp đã được sửa đổi, tích hợp thêm để có khả năng bỏ qua giao thức bảo mật trên thiết bị để truyền dữ liệu trái phép.
Khi thiết bị bị hacker xâm nhập, chúng sẽ lấy những thông tin quan trọng của bạn, bao gồm tài khoản email, tài khoản ngân hàng, mạng xã hội. Những dữ liệu như hình ảnh, video, số điện thoại được lưu sẵn cũng bị đánh cắp.
Các chuyên gia khuyến cáo, cáhc thức tấn công này có thể ảnh hưởng đến cả smartphone dùng hệ điều hành iOS và Android.
Vì thế, bạn không nên sạc qua cáp và ổ USB ở nên công cộng. Thay vào đó, người dùng chỉ nên sử dụng ổ cắm điện, và mang theo cáp và củ sạc cá nhân. Cách tốt nhất, bạn nên sử pin dự phòng của chính mình.
Nếu bắt buộc phải sử dụng cổng sạc công cộng, hãy đảm bảo rằng điện thoại của bạn đã được cập nhật phần mềm bảo mật mới nhất. Hãy cân nhắc các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ thiết bị và thông tin cá nhân của bạn.
Cách bảo vệ điện thoại để chống bị hack
Hiện nay, nhiều người dùng điện thoại nhưng chưa biết cách bảo vệ thiết bị của mình trước những hacker có ý định xâm nhập nhằm khai thác thông tin để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Dưới đây là một số cách, bạn nên tham khảo
1. Cập nhật phần mềm mới nhất
Người dùng nên nhanh chóng cập nhật phần mềm/phiên bản ứng dụng mới nhất ngay khi nó được phát hành. Việc này sẽ vá các lỗ hổng và tăng tính an toàn.
2. Thường xuyên thay đổi mật khẩu
Bạn nên tạo thói quen thay đổi mật khẩu trên điện thoại hoặc sử dụng thêm Touch ID để tăng mức độ bảo mật. Bên cạnh, bạn cần bảo mật các thông tin cá nhân và bảo đảm điện thoại phải được khóa khi không sử dụng.
3. Cẩn trọng khi cài đặt ứng dụng
Khi cài đặt một ứng dụng, bạn sẽ nhận được thông báo về quyền yêu cầu truy cập, cung cấp thông tin, đồng bộ danh bạ, bật định vị… Bạn phải cân nhắc khi phê duyệt yêu cầu này.
Với các ứng dụng, phần mềm chưa được xác minh, người dùng không nên tải về mà cần tham khảo ý kiến của người am hiểu.
4. Kiểm tra điện thoại thường xuyên
Nếu thấy điện thoại xuất hiện các ứng dụng lạ hoặc cảm thấy nghi ngờ, bạn nên xoá ngay lập tức.
Bạn có thể tìm hiểu để cài đặt các ứng dụng giúp cảnh báo trong trường hợp nghi ngờ ứng dụng mới độc hại hoặc cảnh báo ai đó đang cố lừa bạn nhập mật khẩu vào các ứng dụng hoặc trang web “đen”.
Hoặc