Vào mùa hè, những thiết bị làm mát như quạt và điều hòa thường sẽ được hoạt động hết công suất, nhằm phục vụ nhu cầu cho người dùng. Trong đó, điều hòa được đánh giá là thiết bị mang lại hiệu quả tốt hơn và nhanh hơn.
Cách sử dụng điều hòa cũng được đánh giá là đơn giản, dễ bật/tắt, điều chỉnh các chế độ hay nhiệt độ mong muốn thông qua điều khiển từ xa. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết hết cách dùng điều hòa đúng cách, ngay ở thao tác bật/tắt thiết bị.
Cụ thể, nhiều người băn khoăn, khi điều hòa đã làm mát không gian một cách tương đối, nhưng gia chủ cần ra ngoài khoảng 20 - 30 phút, vậy có nên tắt điều hòa đi để tiết kiệm điện hay không, hay vẫn giữ thiết bị ở trạng thái bật để duy trì hơi mát trong không gian?

Ảnh minh họa
Dưới đây là câu trả lời và lời khuyên từ các chuyên gia.
Chuyên gia đưa ra lời khuyên
Theo các nhà sản xuất, câu trả lời chính xác cho băn khoăn trên, đó là: Nếu chỉ ra ngoài trong thời gian ngắn (dưới 1 tiếng) người dùng KHÔNG NÊN tắt điều hòa rồi khi trở về lại bật lại. Điều này đặc biệt được nhấn mạnh nếu điều hòa gia đình đang sử dụng là điều hòa biến tần Inverter.
Vì sao?Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra đó là mỗi khi bật hay nói đúng hơn là khởi động lại điều hòa, thiết bị cần hoạt động với công suất tối đa để sản sinh khí lạnh, giúp căn phòng đạt tới nhiệt độ mà người dùng cài đặt. Chính vì lý do này, đây được xem là quá trình tốn nhiều điện nhất của một chiếc điều hòa.
Một số nghiên cứu chỉ ra, công suất tối đa khi khởi động khiến điều hòa lúc này tiêu thụ lượng điện gấp 3 lần so với lượng điện thiết bị sử dụng để duy trì hoạt động. Ngoài tốn điện, việc tắt đi bật lại điều hòa liên tục trong thời gian ngắn (trong vòng vài chục phút, chưa tới 1 giờ đồng hồ) khiến thiết bị cũng bị suy giảm tuổi thọ đặc biệt là phần máy nén hay các động cơ khác trong dàn lạnh và dàn nóng. Thậm chí tiềm ẩn nguy cơ xảy ra chập cháy các thiết bị, gây hỏng hóc nghiêm trọng.

Việc tắt đi rồi bật lại điều hoà trong thời gian ngắn gây tiêu tốn nhiều điện năng hơn (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia đưa thêm ra lời khuyên rằng, khi ra ngoài thời gian dưới 1 giờ đồng hồ và khi trở về người dùng vẫn muốn tiếp tục sử dụng điều hòa, lại vừa muốn tiết kiệm điện năng, hãy tăng nhiệt độ điều hòa lên mức khoảng 28 độ và giảm chế độ gió của thiết bị. Lúc này, thiết bị sẽ điều chỉnh hoạt động với công suất thấp, chạy chậm hơn, hạn chế gây lãng phí điện năng.
Trong trường hợp người dùng ra ngoài trong thời gian dài, nhiều hơn 1 tiếng, để tiết kiệm triệt để điện năng cũng như bảo đảm an toàn cho thiết bị, hãy ngắt aptomat hoặc rút điện điều hòa.
Tắt điều hòa xong bao lâu thì nên ra ngoài?
Bên cạnh việc tắt/bật điều hòa khi ra ngoài, người dùng cũng cần lưu ý đến thời gian chờ: Bao lâu thì nên ra ngoài sau khi tắt điều hòa.
Nhiều người có thói quen tắt điều hòa rồi lập tức bước ra ngoài, đặc biệt vào buổi sáng khi vội đi làm hoặc giữa trưa nóng nực. Tuy nhiên, hành động tưởng như vô hại này thực chất lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe và khiến việc sử dụng điện trở nên kém hiệu quả hơn.
Theo các chuyên gia y tế, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc nhiệt – tình trạng rối loạn điều hòa thân nhiệt do chuyển từ môi trường lạnh (phòng điều hòa) sang môi trường nóng (ngoài trời) quá nhanh.

Ảnh minh họa
Khi ở lâu trong phòng điều hòa, mạch máu dưới da co lại để giữ nhiệt. Nếu đột ngột bước ra ngoài trời nắng nóng gay gắt (nhất là vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời có thể vượt 37–40 độ C), mạch máu chưa kịp giãn nở trở lại để thoát nhiệt, có thể gây ra các triệu chứng như: Chóng mặt, hoa mắt, khó thở, vã mồ hôi, mệt mỏi, mất phương hướng. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngất xỉu, hôn mê
Chính vì vậy, hãy để cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi nhiệt độ từ phòng điều hòa ra ngoài môi trường. Tốt hơn hết, các chuyên gia khuyên rằng nên tắt điều hòa trước khoảng 10–30 phút. Tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời và mức làm mát trong phòng, thời gian này sẽ giúp không khí trong phòng ấm dần lên, giảm khoảng cách nhiệt giữa trong và ngoài.
Người dùng cũng có thể mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để lưu thông không khí, giúp cơ thể làm quen từ từ với môi trường bên ngoài, từ đó tránh được cảm giác “sốc” khi vừa ra khỏi phòng. Rửa mặt, uống nước cũng là biện pháp làm ẩm cơ thể và cung cấp đủ nước cũng hỗ trợ quá trình điều hòa thân nhiệt, giảm nguy cơ bị mệt mỏi, khô cổ, khô mũi do chênh lệch nhiệt độ.
Hoặc