Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình, "I Left My Homework in the Hamptons", Blythe Grossberg, một tiến sĩ tâm lý học tốt nghiệp Harvard, đã đưa ra câu trả lời sắc sảo thông qua quan sát của bà về một nhóm trẻ em trong các gia đìng thu nhập cao ở New York:
"Những đứa trẻ này, những người đã theo học những ngôi trường đắt tiền từ nhỏ và được bao quanh bởi cha mẹ, các tổ chức và giáo viên, đã dễ dàng đạt được những trải nghiệm đỉnh cao trong cuộc sống và có quá nhiều sự lựa chọn, điều này khiến chúng mất hứng thú với mọi thứ xung quanh ngay từ sớm và rơi vào cảm giác vô nghĩa."

Blythe Grossberg, tiến sĩ tâm lý học Harvard, và cuốn sách "I Left My Homework in the Hamptons"
Điều trớ trêu và đáng buồn là hiện tượng này đã lan rộng đến ngày càng nhiều gia đình trung lưu, những người sẵn sàng rơi vào cái bẫy nuôi dạy con cái trong điều kiện quá đầy đủ.
Trải nghiệm "đỉnh cao" sớm là một cạm bẫy: Những đứa trẻ hầu như chẳng có mong đợi gì khi lớn lên
Khi tác giả đến thăm các gia đình thu nhập cao, bà thấy rằng ngoài học phí hàng năm đắt đỏ, trẻ em tại đây còn được học với gia sư sau giờ học: "Một tiến sĩ của Đại học Yale giúp học sinh lớp 8 viết bài luận lịch sử, và một nghiên cứu sinh của Đại học Columbia giúp các em viết bài luận tiếng Anh." Ngoài ra còn có các gia sư luyện thi chuyên biệt với mức phí 800 đô la (20,7 triệu đồng) một giờ, cũng như các dịch vụ dạy kèm riêng từ các chuyên gia được đào tạo tại Harvard như tác giả.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là thứ mà tác giả gọi là "Hermes của thế giới gia sư" là một nhóm đến từ một công ty tư vấn tuyển sinh đại học nổi tiếng tại New York: Đây là những người sẽ lo liệu mọi thứ để đứa trẻ có thể dễ dàng được vào học trong một ngôi trường danh tiếng, bao gồm việc học thêm nhiều khóa học về khoa học kỹ thuật, lịch sử ít người biết hay một khóa học viết kịch với số học viên giới hạn.

Các em đến trường tư mỗi ngày bằng xe ô tô có tài xế riêng, đến các phòng tập thể dục chuyên nghiệp hoặc các học viện nghệ thuật để luyện tập sau giờ học, và khi các em trở về vào buổi tối, sẽ có gia sư đợi các em học các môn khác nhau.
Ngoài các điều kiện giáo dục, trẻ em ở đây được hưởng những điều kiện vật chất vượt trội, đặc biệt là khả năng du lịch vòng quanh thế giới bất cứ lúc nào, điều này phải được sắp xếp trong mỗi kỳ nghỉ để giúp chúng mở mang đầu óc. Cuộc sống của những đứa trẻ này xa hoa tới nỗi, chúng được gọi là "những đứa con của Gatsby".
Ở khu vực giàu có này, mọi thứ đều ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, sau khi quan sát cuộc sống của hàng ngàn trẻ em, tác giả bắt đầu đặt câu hỏi: Liệu có thể có quá nhiều điều tốt đẹp dành cho trẻ em không?

Nhà tâm lý học Maslow đã từng đề xuất khái niệm "trải nghiệm đỉnh cao", ám chỉ trải nghiệm tuyệt vời, thích thú và sung sướng ở những khoảnh khắc nhất định khi làm những việc nhất định. Giống như đang đứng trên đỉnh núi vậy, đó là trải nghiệm cảm xúc vui sướng và thỏa mãn.
Tuy nhiên, cũng trong cuốn sách "I Left My Homework in the Hamptons", tác giả cho biết, một loạt các nghiên cứu tâm lý về những trải nghiệm đỉnh cao của trẻ em đều cho thấy kết quả ngược lại. Chúng không hề cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, mà thậm chí còn cảm thấy cuộc sống như vậy nhàm chán và thiếu động lực.
Nếu một người có đủ những trải nghiệm đỉnh cao từ khi còn trẻ mà không cần nỗ lực thì cuộc sống của họ hiếm khi có cảm giác mới mẻ:
Ví dụ, các em có thể biểu diễn trên sân khấu khi học lớp 1 tiểu học, tổ chức triển lãm nghệ thuật khi học lớp 5 và đã đến Nam Cực khi học trung học cơ sở. Những đứa trẻ này đã để lại dấu chân của mình trên khắp thế giới và những trải nghiệm của chúng rất đa dạng và đầy màu sắc, nhưng điều quan trọng là chúng đã mất đi niềm vui của việc hoàn thành những công việc khó khăn, cần nỗ lực vì điều gì đó và rơi vào cảm giác vô nghĩa.
"Những đứa trẻ này khi lớn lên hầu như không có gì để mong đợi." Mặt trái của việc "không kỳ vọng" là gì?

Các nhà nghiên cứu tâm lý cũng phát hiện ra rằng trẻ em trải qua những trải nghiệm đỉnh cao từ khi còn nhỏ, vì mọi thứ đều quá dễ dàng và có quá nhiều sự lựa chọn, về lâu dài sẽ thiếu ý thức về ranh giới và luôn cần sự thỏa mãn ngay lập tức.
Sự thỏa mãn tức thời thường đi kèm với một thời gian dài buồn chán, đây là cảm giác mà con người thường có sau khi không có kỳ vọng gì. Nếu họ không nhận được sự thỏa mãn ngay lập tức, họ sẽ trở nên cực kỳ dễ bị tổn thương.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, có lẽ nhiều phụ huynh đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao tôi tạo cho con tôi những điều kiện tốt như vậy nhưng chúng lại không chịu học hành chăm chỉ? Có lẽ sự đủ đầy từ quá sớm chính là câu trả lời!
Trẻ em mắc "hội chứng tuổi thơ sung túc" thường bị kỳ vọng quá cao từ cha mẹ: Giọt nước tràn ly.
Với sự quan sát và phân tích tâm lý sâu hơn của tác giả, trạng thái áp lực cao của những đứa trẻ này dần dần lộ rõ. Điều đầu tiên mà trẻ em trong các gia đình thu nhập cao phải đối mặt là áp lực phải "theo đuổi những thành tích cao". Phần lớn áp lực này đến từ các bậc phụ huynh.
Những người này đã ở trong kim tự tháp giàu có, song "sự giàu có của họ không những không làm họ bình tĩnh lại mà còn khiến họ lo lắng hơn. Họ nghĩ rằng họ phải tiếp tục chạy không ngừng, nếu không họ sẽ rớt xuống vị trí thấp hơn." Những bậc phụ huynh này vẫn sợ thất bại và lo sợ rằng địa vị kinh tế xã hội của họ sẽ tụt dốc nếu họ không cẩn thận.

"Nỗi sợ hãi là động lực chính thúc đẩy các bậc cha mẹ."
Trong xã hội hiện đại, không ít cha mẹ biến thành tích học tập và sự tiến bộ của con cái trở thành thể diện của chính mình. Do đó, theo quan điểm của tác giả, những "nguồn giáo dục chất lượng cao", những "đặc quyền giáo dục" được xây dựng bằng vô số tiền bạc, về cơ bản chính là sự thể hiện các giá trị:
Giáo dục giống như một khoản đầu tư sinh lời - nếu một đứa trẻ có thể vào được một ngôi trường danh giá, điều đó chứng tỏ thời gian và nguồn lực mà cha mẹ đầu tư đã mang lại kết quả. Do đó, quá trình tuyển sinh vào đại học về cơ bản đã trở thành một trò chơi của tiền bạc và đặc quyền.
Tuy nhiên, đối với trẻ em, trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ, nếu chúng không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, chúng sẽ vô cùng căng thẳng. Tác giả có đề cập trong cuốn sách rằng những đứa trẻ muốn leo lên nấc thang giáo dục danh giá thông qua thể thao phải trải qua quá trình luyện tập không ngừng nghỉ. Ngay cả khi trời mưa, mất điện hay thời tiết cực đoan, chúng vẫn phải tham gia buổi tập luyện miễn là câu lạc bộ còn mở cửa.

Luyện tập thể chất cường độ cao gây căng thẳng cho cơ thể và thậm chí gây ra tổn thương không thể phục hồi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là những đứa trẻ này lại vui vẻ đón nhận thương tích và cảm thấy may mắn vì nhờ đó, chúng được nghỉ buổi tập. Trong cuốn sách, nhiều đứa trẻ thậm chí còn bày tỏ ước muốn được thương tích và dùng thương tích đó để đổi lấy sự nghỉ ngơi.
Tệ hơn nữa, các bậc phụ huynh bận rộn kiếm tiền lo cho cuộc sống, chi trả các hóa đơn học phí, nên việc ăn tối cùng con cái trong một tuần là cực kì xa xỉ. Sự xa lánh của cha mẹ và áp lực phải đạt được thành tích cao đã đẩy nhiều trẻ em đến bờ vực của vấn đề, từ trầm cảm, trộm cắp, nghiện rượu đến một tình huống tồi tệ hơn mà tác giả quan sát thấy:
"Chúng cố gắng tuyệt vọng để hủy hoại tương lai mà cha mẹ đã dày công vạch ra cho chúng, và bị thúc đẩy bởi bản năng tự hủy hoại khiến chúng thử đủ mọi hoạt động nguy hiểm."
Khoảnh khắc "giác ngộ"
Sau gần 20 làm gia sư tại các gia đình giàu có, tác giả Bryce đã đi đến một kết luận mang tính giác ngộ: "Tiền có thể khiến cuộc sống trở nên rực rỡ, quyến rũ và sống động, nhưng cuối cùng nó sẽ khiến những người trẻ rơi vào cảnh cô đơn, vô nghĩa và không cảm xúc".
Có thể bạn đã nghe điều này ở đâu đó, hay cũng có những trải nghiệm, chiêm nghiệm tương tự. Nhưng khi là một bậc phụ huynh, bạn vẫn khó lòng đứng ngoài cuộc đua giáo dục. Hầu hết các bậc phụ huynh đều thống nhất quan điểm: "đầu tư cho tương lai của con cái là khoản đầu tư ý nghĩa nhất" và đổ vào đó hầu mọi điều tốt đẹp mà mình có, từ tài sản cho tới sức lực. Nhưng để khoản đầu tư này thực sự mang lại kết quả như mong đợi, hãy đầu tư thật thông thái và đừng mải miết chạy theo xu hướng.
Suy cho cùng, điều mà những đứa trẻ thực sự cần là một tuổi thơ đúng nghĩa và có những bài học chúng sẽ phải tự học, tự trải nghiệm, tự vượt qua mà không có sự nâng đỡ, bao bọc của cha mẹ. Đó mới chính là nguồn lực giúp chúng vững vàng trong tương lai.
Hoặc