Cưới người đàn ông 35 tuổi vẫn cần mẹ gắp thức ăn, nhắc tắm giặt, người vợ sốc nặng khi đòi ly hôn lại bị... đòi tiền

Admin

11/05/2025 08:12

Người đàn ông trở nên ăn bám vì sự chiều chuộng quá mức của người mẹ.

Khi người đàn ông trưởng thành, bước vào hôn nhân và làm cha, họ cần gánh vác trách nhiệm của một người chồng, người cha. Thế nhưng, thực tế không ít người ở độ tuổi này vẫn hành xử như những “em bé khổng lồ”, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và quá lệ thuộc vào sự chăm sóc, cung cấp mọi thứ từ cha mẹ.

Trần Minh, 35 tuổi (Trung Quốc) là con một trong gia đình và từ nhỏ đã sống cùng mẹ. Sau khi kết hôn, anh vẫn tiếp tục sống với mẹ.

Năm 30 tuổi, anh quen Ngô Lệ - vợ hiện tại. Khi mới tiếp xúc, cô thấy anh khá hướng nội, ít nói. Nhưng vì cảm nhận được sự cố gắng của anh trong việc bắt chuyện, cô vẫn quyết định cho anh một cơ hội.

Cả hai đều không còn trẻ, dưới áp lực thúc giục từ hai bên gia đình, họ nhanh chóng tổ chức đám cưới. Nhưng sau khi kết hôn, Ngô Lệ mới phát hiện: Trần Minh thực sự quá “khô cứng”, không khéo léo và thiếu linh hoạt trong giao tiếp.

Cưới người đàn ông 35 tuổi vẫn cần mẹ gắp thức ăn, nhắc tắm giặt, người vợ sốc nặng khi đòi ly hôn lại bị... đòi tiền- Ảnh 1.

Trần Minh và vợ

Trước hết Trần Minh mắc chứng sợ giao tiếp xã hội

Anh mắc chứng sợ xã hội: nếu không bắt buộc, anh tuyệt đối không ra khỏi nhà. Anh chọn công việc tại nhà, làm quản trị một tựa game, vừa làm việc, vừa chơi game cả ngày. Dù vậy, khi Ngô Lệ khuyên chồng tìm một công việc ổn định để cải thiện sức khỏe, anh lập tức từ chối. Anh chưa từng làm việc bên ngoài, và hoàn toàn quen với việc “ăn bám” mẹ. Bất ngờ hơn, khi biết con dâu khuyên chồng đi làm, mẹ chồng lại trách ngược con dâu “chia rẽ tình mẹ con”!

Thứ hai, anh không biết tự chăm sóc bản thân, sống hoàn toàn phụ thuộc

Trần Minh không biết làm việc nhà, thậm chí không có ý thức về việc đó. Quần áo thay ra, mẹ anh sẽ tự động mang đi giặt, gấp gọn. Đến bữa, mẹ gọi xuống ăn. Dù trên bàn có mấy món ngon, anh cũng không chủ động gắp thức ăn – trừ khi mẹ gắp cho, không thì anh chỉ ăn cơm trắng.

Nhìn bên ngoài, anh là một người đàn ông trưởng thành. Nhưng thực tế, anh thiếu kỹ năng sống cơ bản, đến mức thay quần áo cũng cần mẹ nhắc nhở. Ngô Lệ bắt đầu lo lắng: nếu một ngày cha mẹ chồng không còn, anh ấy sẽ sống thế nào?

Điều bất ngờ hơn là mẹ chồng cô không hề có cảm giác khó chịu hay lo sợ gì cho tương lai của con trai. Bà không hề nghĩ đến việc làm của mình là sai mà luôn cho rằng việc một người mẹ chăm sóc cho con trai của mình là lẽ thường tình.

Cưới người đàn ông 35 tuổi vẫn cần mẹ gắp thức ăn, nhắc tắm giặt, người vợ sốc nặng khi đòi ly hôn lại bị... đòi tiền- Ảnh 2.

Người mẹ cho rằng việc chăm sóc Trần Minh khi trưởng thành là điều bình thường

Bi kịch gia đình

Ngô Lệ lo lắng cho tương lai hôn nhân. Trần Minh điển hình là kiểu “đứa trẻ mãi không lớn”, và quan trọng hơn là anh không có ý định thay đổi. Sau nhiều lần khuyên nhủ không thành, cô quyết định dọn ra ngoài để tĩnh tâm suy nghĩ.

Dù trong lòng còn yêu chồng, nhưng cô cần thử xem phản ứng của chồng. Một người chồng bình thường khi vợ bỏ đi, sẽ chủ động liên lạc, hứa thay đổi, tìm cách hàn gắn. Nhưng Trần Minh thì hoàn toàn im lặng hơn một tháng, không một cuộc gọi, không một lời nhắn. Điều này khiến trái tim cô nguội lạnh.

Cuối cùng, khi mẹ chồng gọi đến, Ngô Lệ chỉ nói một câu ngắn gọn: “Con muốn ly hôn”.

Mọi việc tưởng chừng như đơn giản bởi cả hai chưa có con, cũng không có tài sản chung gì quá lớn. Nhưng mẹ chồng Ngô Lệ lại trở thành người phát ngôn cho con trai và yêu cầu cô bồi thường 400.000 NDT (~1,5 tỷ đồng).

“Chúng ta đã mua một ngôi nhà trị giá hơn 1 triệu NDT để cưới con. Nếu sau này con kết hôn lần nữa, đó sẽ là cuộc hôn nhân thứ hai. Con phải bồi thường cho chúng ta những mất mát”, mẹ chồng nói.

Câu nói của mẹ chồng khiến Ngô Lệ vô cùng sốc. Cuối cùng Ngô Lệ và Trần Minh ngồi lại với nhau, hai người có thể bình tĩnh lại và trò chuyện. Về mặt logic, Trần Minh có thể nắm bắt cơ hội, bày tỏ cảm xúc và kế hoạch thực sự của mình, nhằm cứu rỗi cuộc hôn nhân.

Nhưng khi rời xa vòng tay mẹ, anh ta không biết nói gì. 

Cưới người đàn ông 35 tuổi vẫn cần mẹ gắp thức ăn, nhắc tắm giặt, người vợ sốc nặng khi đòi ly hôn lại bị... đòi tiền- Ảnh 3.

Cuộc hôn nhân tan vỡ vì Trần Minh mãi không trưởng thành

Làm sao để con bạn không trở thành “em bé khổng lồ”?

Muốn con trai mình trưởng thành, cha mẹ cần học cách buông tay đúng lúc. Đừng biến tình yêu thương thành sự kiểm soát hay bao bọc quá mức. Ngay từ nhỏ, hãy tạo điều kiện để trẻ được tự lập, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với hành động của mình. Đừng làm thay con mọi việc, dù là mặc quần áo, dọn bàn ăn hay sắp xếp thời gian biểu. Khi con bước vào tuổi trưởng thành, hãy để con có không gian riêng, khuyến khích con tham gia vào các mối quan hệ xã hội, trải nghiệm công việc thực tế, và học cách quản lý tài chính cá nhân.

Một người đàn ông thực sự không phải là người lớn lên trong một chiếc lồng kính được mẹ dựng sẵn, mà là người dám đương đầu với thử thách, biết yêu thương có trách nhiệm, và sẵn sàng chia sẻ gánh nặng cuộc sống với người bạn đời của mình. Trách nhiệm làm chồng, làm cha không đến từ tuổi tác, mà đến từ sự trưởng thành trong nhận thức và hành động - điều mà chỉ có thể được rèn luyện qua quá trình sống tự lập và được giáo dục đúng cách ngay từ khi còn nhỏ.

Theo Sohu