Tiêu dùng nội địa chưa đạt kỳ vọng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành Chỉ thị Về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Theo đó, trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, kinh tế cả nước tiếp tục đà phục hồi và phát triển, các lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu, thương mại... duy trì đà tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2024. Theo số liệu trong 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư từ NSNN tăng 21,7%, FDI tăng 35,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 32,6% và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, so với mục tiêu tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 12% trong năm 2025, con số 9,4% cho thấy nỗ lực đạt được mới đang ở mức ban đầu.

2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,4% so với cùng kỳ (Ảnh: Hữu Thắng).
"Mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ hàng hóa, dịch vụ các tháng đầu năm chưa đạt mức kỳ vọng và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức do tác động của thị trường nước ngoài, các chính sách bảo hộ của các nước lớn trên thế giới", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong khi đó, Nghị quyết 25 đặt ra yêu cầu GDP phải tăng trên 8%, đòi hỏi sự góp sức đồng bộ từ nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có thị trường bán lẻ nội địa.
Trước nguy cơ nhu cầu nội địa tăng chậm và những thách thức từ bên ngoài như xu hướng bảo hộ một số quốc gia, thị trường xuất khẩu gặp khó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương địa phương và cộng đồng doanh nghiệp chủ động thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ, tháo gỡ khó khăn đầu ra cho sản phẩm trong nước, đặc biệt trong bối cảnh nhiều mặt hàng xuất khẩu gặp khó.
Kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ nội địa
Trong Chỉ thị, Bộ trưởng giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng đơn vị thuộc Bộ. Vụ Kế hoạch - Tài chính và Quản lý doanh nghiệp được yêu cầu đôn đốc triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 25, hỗ trợ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ triển khai loạt hoạt động kết nối cung cầu, đẩy mạnh chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", chương trình OCOP và hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nội địa. Đồng thời chủ trì phối hợp tổ chức các hội nghị định kỳ đánh giá diễn biến thị trường, kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, tiêu dùng nội địa.
Một nội dung quan trọng là đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng thông qua việc xây dựng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi lớn có quy mô toàn quốc. Việc kích cầu cần thực hiện trên cả hai kênh truyền thống và thương mại điện tử, kết hợp phát triển hệ thống logistics, outlet và các mô hình phân phối hiện đại. Các hoạt động khuyến mãi phải được giám sát chặt chẽ, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, tránh tình trạng lợi dụng chính sách để trục lợi.

Tổ chức và hỗ trợ tiêu thụ hàng xuất khẩu khi một số thị trường xuất khẩu lớn gặp khó khăn.
Các Cục Xúc tiến thương mại, Thương mại điện tử, Phòng vệ thương mại, Xuất nhập khẩu và Phát triển thị trường nước ngoài được giao nhiệm vụ tăng cường kết nối doanh nghiệp với các kênh phân phối lớn trong và ngoài nước, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chủ lực, thúc đẩy liên kết vùng, mở rộng thị trường.
"Chủ trì, phối hợp với các Sở Công Thương trên toàn quốc, các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan bộ ngành thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế tổ chức và hỗ trợ tiêu thụ hàng xuất khẩu khi một số thị trường xuất khẩu lớn gặp khó khăn", Chỉ thị nêu rõ.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo Cục Xuất nhập khẩu và Vụ Phát triển thị trường nước ngoài tiếp tục đa dạng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các thị trường nước ngoài; mở rộng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất để củng cố và phát triển thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống và các thị trường có FTA/CEPA với Việt Nam, tạo bước đột phá mở rộng thị phần tại các thị trường mới, có tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các chính sách bảo hộ của các nước lớn.
Đặc biệt, các Sở Công Thương địa phương được yêu cầu xây dựng kế hoạch tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2025, cụ thể hóa thành chỉ tiêu theo quý, tháng. Các địa phương cần tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ, chương trình khuyến mãi tập trung, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, khu công nghiệp.
Khối doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng cũng được kêu gọi tích cực tham gia chương trình kết nối cung cầu, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển hệ thống phân phối phủ khắp vùng miền. Doanh nghiệp được khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng Việt. Từng doanh nghiệp, hợp tác xã phải xác định thị trường nội địa là kênh tiêu thụ quan trọng, bền vững.
Các Hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước; các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu quan tâm xây dựng thống phân phối hàng trong nước để luôn có kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định khi thị trường xuất khẩu gặp khó khănriển khai các chương trình khuyến mại với nội dung đa dạng, hấp dẫn và thực hiện giảm giá nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.
"Kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thành viên để tổng hợp, đề xuất với các cơ quan chức năng để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm", Bộ trưởng nêu rõ.
Hoặc